Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Những cách giúp trẻ rèn luyện trí não tăng cường thông minh cho trẻ

Những năm tháng đầu đời của trẻ, đặc biệt là giai đoạn 2-4 tuổi, sự tiếp thu của bé về môi trường xung quanh sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển sau này của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần hết sức chú ý đến mọi thứ có thể tác động đến nhận thức của trẻ. 

>> Cách dùng sữa tươi như thế nào để trẻ hấp thụ một cách tối ưu nhất?
>>  Chơi đùa cùng trẻ sẽ giúp trẻ thông minh hơn
>>  Tăng khả năng hấp thu dưỡng chất cho trí não của trẻ


Để trẻ phát triển toàn diện, ngoài việc phải bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ phát triển trí não, thể chất thì còn phải giúp bé phát triển tư duy bằng các phương pháp, công cụ hỗ trợ như đồ chơi, nhạc cụ,… 

Trong giai đoạn này, khả năng thích ứng, tiếp thu của trẻ là tốt nhất, nếu bé được hỗ trợ để chủ động trong tư duy, hoạt động thì sẽ cực kỳ tốt cho sự trưởng thành của bé. Dưới đây là một số phương pháp mà cha mẹ nên áp dụng để giúp bé có được sự phát triển tối ưu:


-         Dùng màu sắc: theo nhiều nghiên cứu, màu sắc có tác động đến não bộ và phản ứng của con người. Trẻ nhỏ cực kỳ nhạy với màu sắc, vì vậy bé rất dễ bị thu hút bởi những vật dụng, đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, đặc biệt là màu đỏ và màu vàng, những màu có tác động đến não bộ, kích thích mạnh mẽ đến vị trí các dây thần kinh điều khiển trí nhớ, và linh hoạt hơn. Bố mẹ có thể cho bé chơi những khối xếp hình nhiều màu, vừa giúp bé phát triển khả năng tư duy, tổng hợp, vừa phát triển khả năng ghi nhớ, đồng thời giúp bé trở nên năng động hơn.

-          Âm nhạc: có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của não bộ con người, đặc biệt thể loại Baroque giúp tăng cường trí nhớ, sự tập trung cao độ. Đối với trẻ nhỏ, khả năng tiếp thu rất tốt và rất nhạy với âm thanh, vì vậy nên dùng âm nhạc để kích thích não bộ của bé phát triển.

-         Trò chuyện: Bạn có biết bé rất thích được trò chuyện, hãy ít thời gian mỗi ngày lắng nghe bé nói, bé kể hay bé hỏi về những thứu xung quanh. Có thể những câu hỏi ngây ngô của bé sẽ làm bạn bực mình nhưng hãy tập làm quen, hòa nhập vào thế giới của bé. Khi bé kể chuyện, không cần phải đáp lại nhiều, bạn chỉ cần nói: “vậy à”, “ồ”, “ừm”,… với sự quan tâm sẽ có thể làm bé thích thú vì được lắng nghe. Việc bé trò chuyện nhiều sẽ tăng cường khả năng ngôn ngữ, giúp trẻ tự tin và phát triển khả năng giao tiếp.

-         Vận động: Trẻ nhỏ muốn cứng cáp, khỏe mạnh thì ngoài chú trọng đến chế độ dinh dưỡng thì cha mẹ còn cần tập cho bé vận động nhiều. Bằng việc cho tập cho bé tự đi bộ khi đi chơi, dạo công viên, dạy bé múa hát, chạy nhảy,… những hoạt động đó không chỉ giúp bé tăng cường sức khỏe mà những gì bé tiếp xúc sẽ kích thích sự tò mò và khả năng học hỏi của trẻ, nhờ đó kích thích não bộ vận động.

-         Sách: Trẻ ở giai đoạn này chưa biết đọc nên bạn nên cho bé tiếp xúc với những cuốn truyện bằng hình ảnh, bạn vừa kể chuyện vừa cho bé xem hình sẽ kích thích tư duy và khả năng học hỏi của bé rất tốt, hình ảnh đầy màu sắc sẽ tăng cường sự tập trung và khả năng ghi nhớ. Cho bé xem những cuốn sách của bố mẹ, dù bé không đọc được nhưng trong tiềm thức của mình, hình ảnh những cuốn sách dần được ăn sâu, điều đó rất quan trọng trong việc tạo hứng thú về sách cho trẻ. Việc tiếp xúc với con chữ sớm đồng thời còn giúp trẻ nhanh biết đọc, biết viết, tăng cường năng lực ngôn ngữ.

   Việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ sẽ giúp tạo nền tảng vững chắc giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, nhưng để đảm bảo sự phát triển toàn diện thì cần chú trọng các tác động từ môi trường bên ngoài, ngăn chặn những tác động xấu, và dùng những phương pháp tích cực để dạy bé một cách tự nhiên nhất, giúp bé chủ động trong tư duy, hành động, có những nhận thức tốt nhất về môi trường bên ngoài và thông minh hơn.

(Tổng hợp)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét