Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Chế độ dinh dưỡng thiết yếu nhằm giúp tối ưu trí thông minh cho trẻ nhỏ

Giai đoạn dưới 6 tuổi là thời gian phát triển toàn diện cả về mặt thể chất và trí tuệ. Những cảm xúc, tâm lý, thói quen của trẻ trong giai đoạn trẻ em cũng sẽ hình thành nhân cách về sau. Và sự phát triển trí não và hệ thần kinh về mặt khối lượng và thể tích sẽ đạt mốc lúc trẻ tròn 6 tuổi. Do đó yếu tố dinh dưỡng cho trẻ đặc biệt quan trọng trong thời gian này.


Cung cấp dinh dưỡng thích hợp giúp tối ưu trí thông minh cho trẻ
Phát triển trí não nhờ cung cấp dinh dưỡng thích hợp
Dinh dưỡng trong bào thai và những năm đầu đời là yếu tố quan trọng để hình thành, phát triển não bộ và hoàn thiện hệ thần kinh. Chế độ ăn hàng ngày cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của trí não và kích thích quá trình ghi nhớ, sáng tạo. Tình yêu thương, các mối quan hệ tốt đẹp trong môi trường lành mạnh sẽ nuôi dưỡng cảm xúc và cân bằng tâm lý cho trẻ. Kết quả của quá trình học tập và rèn luyện chịu tác động rất lớn từ môi trường giáo dục, sự phấn đấu của bản thân. Như vậy để phát triển tốt về tư duy trí tuệ, trẻ cần chế độ dinh dưỡng hợp lý bên cạnh các hoạt động, trò chơi, môi trường giáo dục và điều kiện để trao dồi kỹ năng toàn diện.

Dinh dưỡng giúp trẻ thông minh thích hợp sẽ đóng góp đến 32% chiều cao của người:
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ tác động trực tiếp lên sự tăng trưởng thể chất, tầm vóc và thể lực tối ưu. Dinh dưỡng đóng góp đến 32% chiều cao của người, trong khi di truyền (gen của ông bà, cha mẹ) chỉ góp 23%. Ngoài ra, 20% quyết định từ chế độ vận động, thể thao. Còn lại là yếu tố môi trường sống, ánh nắng mặt trời, bệnh tật, chủng ngừa,…
Dinh dưỡng tối ưu trí thông minh cho trẻ
Dinh dưỡng tối ưu chiều cao cho trẻ
Trẻ phát triển cân nặng tốt thì chiều cao mới tăng trưởng đúng tiêu chuẩn. Chỉ cần 3 tháng liên tiếp không lên cân hay sụt cân thì chiều cao của trẻ không thể tăng được.

Trong đời người có 3 giai đọan chiều cao phát triển nhanh: trong bào thai, dưới 3 tuổi, giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì. Đặc biệt, giai đoạn trẻ em là tiền đề quan trọng để phát triển chiều cao của mỗi người. Giai đoạn dậy thì là giai đoạn trẻ phát triển mạnh nhất về khối xương, cơ bắp. Sau khi dậy thì vài năm, chiều cao hầu như không tăng nhiều!

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Thực phẩm giúp trẻ phát triển trí não tối ưu

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu vitamin, omega, các chất chống ôxy hóa, các chất béo có lợi sẽ giúp nuôi dưỡng các mạch máu, giúp trẻ phát triển trí não tối ưu.

Bổ sung  acid folic cho trẻ

Thực phẩm chứa Acid Folic giúp trẻ phát triển trí não
Thực phẩm chứa Acid Folic giúp trẻ phát triển trí não
Acid folic là một trong những  chất dinh dưỡng vàng nhằm giúp trẻ phát triển trí não. Vì vậy, bạn nên bổ sung từ 400 – 800 mcg acid folic mỗi ngày trong suốt thai kỳ thông qua các thực phẩm như nước cam ép, gan động vật, các loại hạt nảy mầm, các loại rau có màu xanh….

Trong quá trình mang thai, bạn nên nói không với các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao hay loại thực phẩm bị nhiễm hóa chất nặng nhé.

Bổ sung choline

Choline là một chất dinh dưỡng quan trọng đến sự hình thành phát triển của não và cơ cấu tủy sống, chức năng bộ nhớ của trẻ. Một số thực phẩm chứa choline như trứng, đậu phộng, đậu nành, rau củ quả…

Bổ sung Omega 3

Omega 3 là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển não bộ của bé. Do đó các bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ nên bổ sung tối thiểu 200mg dầu cá trong chế độ ăn khi mang thai và cho con bú. Omega 3 chứa nhiều trong cá hồi, bắp cải, súp lơ, cá mòi, đậu phụ, hạt bí ngô, tôm, cá bơn, sữa và các sản phầm từ sữa …

Loại bỏ các thói quen có hại
Loại bỏ các thói quen có hại cho sự phát triển trí não trẻ
Bố mẹ hãy tránh xa những thói quen có hại này nhé
Hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma túy sẽ dẫn đến suy giảm tâm thần và các vấn đề nhận thức của mẹ và bé. Chính vì vậy hãy tránh xa các thói quen xấu này nếu muốn bé có trí thông minh tuyệt vời nhé.

Giữ tâm trạng thoải mái

Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc
Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc
Các bác sĩ cho biết nếu người mẹ lâm vào trạng thái stress thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển não bộ của bé yêu. Vì vậy bạn nên chú ý giữ tâm trạng thoải mái trong suốt 9 tháng thai kỳ thông qua việc đi mát xa, tập yoga hay nghe nhạc. Nghe nhạc cũng là một yếu tố phát triển trí não trẻ hữu hiệu.

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Top 5 thực phẩm quen thuộc nhưng có thể làm suy giảm trí thông minh của trẻ

Trẻ em ngày nay rất thích ăn vặt và những thực phẩm ngọt, nhiều đường. Đây là một thói quen xấu, bố mẹ cần can thiệp sớm và tập cho trẻ ăn những thức phẩm thực sự bổ dưỡng để trẻ không bị suy giảm trí nhớ, chậm phát triển trí tuệ.

>> Bật mí bí quyết nuôi dạy trẻ thông minh
>> Nên bổ sung DHA như thế nào để tối ưu trí thông minh của trẻ?

1. Thực phẩm có nhiều đường

Thức ăn ngọt chứa quá nhiều đường có thể gây tổn hại sức khỏe. Ngoài việc thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào ung thư, đường còn có ảnh hưởng xấu dẫn đến giảm chức năng não và trí nhớ. Và không chỉ đối với trẻ con, ngay cả người lớn nếu tiêu thụ các loai thực phẩm chứa nhiều đường về lâu dài có thể sẽ gây ra các vấn đề về thần kinh, và nó cũng có thể can thiệp vào bộ nhớ của con người.
Bánh kẹo không tốt cho sự phát triển trí não của trẻ
Bánh kẹo chứa nhiều chất tạo ngọt
không tốt cho sự phát triển trí não của trẻ
Bên cạnh đó, thức ăn quá ngọt cũng có thể cản trở khả năng tìm hiểu, phán đoán, sáng tạo của những trẻ đang trong độ tuổi khám phá, học hỏi. Đây là lý do tại sao các mẹ nên tránh cho con ăn quá nhiều các loại thực phẩm như bánh kẹo có chứa xi-rô ngô hay chất fructose.

2. Món ăn vặt

Các loại thực phẩm ăn vặt có nhiều chất béo ảnh hưởng không tốt đến khả năng sản xuất dopamine, một hóa chất quan trọng nhằm thúc đẩy cảm giác hạnh phúc, hỗ trợ chức năng nhận thức, năng lực học tập, sự tỉnh táo, khả năng ghi nhớ và trí thông minh của trẻ (kể cả người lớn).
Thói quen ăn quà vặt không tốt cho sự phát triển trí não của trẻ
Thói quen ăn quà vặt không tốt cho sự phát triển trí não của trẻ
Ngoài ra, theo một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Đại học Montreal đã khám phá ra rằng món ăn vặt có thể thay đổi các chất hóa học trong não dẫn đến các triệu chứng liên quan tới trầm cảm và lo âu. Mặt khác, các loại đồ ăn vặt có nhiều chất béo cũng có thể gây ra một số triệu chứng tương tự, nhưng các triệu chứng cũng biến mất khi bạn ngừng ăn những thực phẩm này.

Những chất phụ gia trong thực phẩm ăn vặt có khả năng gây biến đổi hóa học trong não và dẫn đến rối loạn não, gây ra lo âu và trầm cảm. Chính vì vậy, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn vặt để giúp phát triển trí não của một cách tốt nhất.

3. Thực phẩm có hàm lượng muối cao

Muối rất hữu ích để thêm hương vị cho món ăn. Tuy nhiên ăn quá nhiều muối có khả năng gây biến chứng sức khỏe, có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ. Nói cách khác, thức ăn mặn ảnh hưởng đến trí thông minh của con người.

Trẻ em là đối tượng cần bổ sung những thực phẩm bổ não nhất. Chính vì vậy, ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ đừng tạo cho trẻ thói quen ăn mặn để tránh ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển trí não của trẻ.

4. Thực phẩm chiên hoặc chế biến sẵn

Phần lớn các thực phẩm chế biến sẵn đều có có chứa hóa chất, thuốc nhuộm, chất phụ gia, hương vị nhân tạo, chất bảo quản... và các chất này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến hành vi và chức năng nhận thức ở cả người lớn và trẻ em do hóa chất gây ra. 

5. Đồ hộp

Các loại thực phẩm chiên hoặc chế biến sẵn nếu được tiêu thụ quá mức sẽ từ từ phá hủy các tế bào thần kinh nằm trong não. Điều này đặc biệt nguy hại cho sự phát triển trí thông minh của trẻ vì não trẻ luôn trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển để cung cấp cho trẻ những tư duy và kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
Ăn nhiều đồ hộp không tốt cho trí nhớ của trẻ

Trẻ thông minh hay không là do di truyền, do cách dạy dỗ của cha mẹ, phương pháp giáo dục của nhà trường. Dù vậy, trí não trẻ có được tạo điều kiện để phát triển tốt nhất không thì phụ thuộc rất lớn vào lượng dinh dưỡng mẹ cho trẻ ăn hàng ngày. Cách ăn và món ăn của trẻ ảnh hưởng rất lớn đến trí thông minh của trẻ. Vì vậy, các mẹ cần cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn món ăn và tập cho trẻ ăn những thực phẩm tốt nhất cho sự phát triển trí não của trẻ nhé!

(Tổng hợp)

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Kỹ năng tư duy quyết định chỉ số thông minh của trẻ

Theo tiến sĩ Robert Sternberg (chuyên gia trí tuệ con người), ông cho rằng nếu với chỉ số thông minh (IQ) cao, kết quả học tập tốt hoặc tấm bằng đại học danh giá thì chưa đủ để thành công trong cuộc sống. Nếu không có tư duy sáng tạo thì để đi đến thành công vẫn còn rất nhiều khó khăn và thử thách.


Kỹ năng tư duy quyết định chỉ số thông minh của trẻ

Nhiều người vẫn nhầm lẫn khi cho rằng trí thông minh và kỹ năng tư duy là một và dẫn đến kết luận sai như sau: trẻ thông minh thì tự khắc sẽ tư duy giỏi; trẻ kém thông minh có thể không bao giờ tư duy giỏi; bạn càng hiểu biết rộng thì bạn càng khôn ngoan; trẻ thông minh không cần kỹ năng tư duy. Suy nghĩ là một kỹ năng mà ngay cả một bộ não tuyệt vời cũng trở nên lãng phí nếu thiếu kỹ năng tư duy. Đa số chúng ta đều có chung suy nghĩ là một ai đó được coi là "thiên tài" hay "xuất chúng" thì dứt khoát phải có nhiều biểu hiện mang đậm dấu ấn "thần đồng" như: thông minh, học hành giỏi giang...

Trong một xã hội năng động, hiện đại như hiện nay thì việc học của các em học sinh không còn đơn thuần là ghi nhớ, tiếp thu những kiến thức trong sách vở một cách thụ động mà đòi hỏi các em phải rèn luyện kỹ thuật "tư duy bậc cao" (high order thinking): gạn lọc, phân tích, nảy sinh ý tưởng, ra quyết định, giải quyết vấn đề và lên kế hoạch. Học thuộc lòng hay ghi nhớ bài học đều bị xem là "tư duy bậc thấp". Nhưng có lẽ hiện nay các chương trình giáo dục vẫn chỉ dựa trên nền tảng "tư duy bậc thấp.

Suy cho cùng, tư duy là kỹ năng cơ bản nhất của con người nhưng không dễ tìm thấy chương trình đào tạo kỹ năng tư duy cho trẻ ở các chương trình học ở trường. Hiện nay, việc dạy trẻ "tư duy bậc cao" là điều quan trọng.

Kỹ thuật tư duy bậc cao đòi hỏi phải suy nghĩ sâu và rộng về một vấn đề, là nền tảng cho việc phát triển trí thông minh tối ưu của trẻ. Giống các kỹ năng khác, tư duy bậc cao đều có thể học được và với sự kiên trì rèn luyện thường xuyên thì khả năng tư duy bậc cao có thể cải thiện. Trẻ sáng dạ (bright children) là những em có khả năng tư duy bậc cao. Các em có thể giải quyết vấn đề, suy nghĩ sáng tạo, suy nghĩ logic, ra quyết định, luôn nảy sinh ý tưởng mới, phân tích - xử lý thông tin, lên kế hoạch cho tương lai.

(Tổng hợp)

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Bật mí bí quyết nuôi dạy trẻ thông minh

Trẻ nhỏ khi mới sinh ra có thể chưa được thừa hưởng gen thông minh di truyền từ bố mẹ. Tuy nhiên, bố mẹ nào cũng mong muốn con mình sau này sẽ thông minh học giỏi. Vậy làm cách nào để dạy con thông minh ngay từ khi còn nhỏ một cách tốt nhất? Bài viết sẽ chia sẽ cùng bố mẹ một số bí quyết để nuôi dạy trẻ thông minh từ sớm.

Nuôi dạy trẻ một cách khoa học sẽ giúp
phát triển trí thông minh của trẻ
Các nhà khoa học cho rằng khả năng học hỏi của trẻ chịu ảnh hưởng bởi 3 yếu tố: Sự tập trung, sự ghi nhớ và khả năng giải quyết vấn đề. Sự mất tập trung của con trẻ đôi khi không khiến cha mẹ chú ý nhưng nếu nắm bắt được 3 yếu tố trên, cha mẹ sẽ hiểu rõ được tâm sinh lý của trẻ cũng như khả năng học hỏi của bé ở giai đoạn từ 1 - 3 tuổi, giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển của bé. Nếu trẻ thờ ơ với các loại đồ chơi khó, đây là lúc các bậc cha mẹ cần lưu ý về khả năng học hỏi của trẻ.

Trẻ có khả năng học hỏi thường rất tò mò với các loại đồ chơi khó. Ví dụ, bạn đưa cho bé một chiếc hộp có nắp đậy. Với bé có hội tụ 3 yếu tố trên, trẻ sẽ nhìn rất chăm chú, nắm lấy món đồ chơi và tìm mọi cách để mở chiếc nắp. Nếu trẻ không mở được, nhưng được người lớn hướng dẫn thì sẽ làm được ngay sau đó. Ngược lại, những trẻ khác sẽ nắm lấy món đồ chơi rồi thả xuống và quay đi chỗ khác.

Dưới đây là một số phương pháp mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng để cải thiện khả năng học hỏi ở trẻ:

- Cha mẹ nên gần gũi và cùng trẻ tham gia các trò chơi sẽ khiến cha mẹ nắm bắt được những biểu hiện tâm lý của trẻ, giúp cha mẹ có phương pháp đúng trong việc nâng cao cả khả năng học hỏi cho trẻ.

- Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hàm lượng đúng DHA cho trẻ là: Đối với trẻ sơ sinh 0 - 12 tháng, hàm lượng DHA là 17mg/100kcal và ARA là 34mg/100kcal; đối với trẻ nhỏ 1 - 6 tuổi, từ 75mg/ngày tùy theo lứa tuổi và cân nặng. Trí não của bé sẽ sẵn sàng cho việc kích thích các tế bào thần kinh liên kết với nhau tạo thành một hệ thống khá hoàn chỉnh, góp phần phát triển khả năng tư duy và nhận thức ở trẻ.

- Tăng cường bổ sung chất Lutein, chất này cơ thể người không tự tổng hợp được chỉ có thể được bổ sung từ thực phẩm hằng ngày. Đối với trẻ, Lutein đến từ nguồn sữa mẹ hoặc ăn dặm. Tuy nhiên, Lutein trong sữa mẹ sẽ giảm dần trong tháng đầu mặc dù lượng Lutein được thu nhận vào cơ thể mẹ không hề thay đổi. Vì vậy, mẹ nên bổ sung Lutein hằng ngày cho bé bằng nguồn sữa công thức có chứa Lutein. Ngoài ra, khi bé có thể ăn dăm mẹ có thể bổ sung Lutein thông qua những loại rau củ quả có màu xanh đậm như lá êpina, các loại bí, cải xà lách, ớt chuông đỏ.


Theo www.enfa.com.vn



Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Nên bổ sung DHA như thế nào để tối ưu trí thông minh của trẻ?

Theo khuyến cáo của FAO/WHO, trẻ dưới 1 tuổi cần được bổ sung 17 mg DHA/100 kcal mỗi ngày, trẻ trên 1 tuổi cần được bổ sung 75 mg DHA mỗi ngày. Khi trẻ được cung cấp đầy đủ hàm lượng DHA theo khuyến cáo, bộ não sẵn sàng cho việc kích thích các tế bào thần kinh liên kết với nhau tạo thành một hệ thống khá hoàn chỉnh và giúp trẻ phát triển trí não tối ưu.

>> Trẻ cần bổ sung dưỡng chất nào để phát triển trí não tối ưu?
>> Cách dùng sữa tươi như thế nào để trẻ hấp thụ một cách tối ưu nhất?
>> Các loại thực phẩm giúp trẻ phát triển trí não tối ưu

Dinh dưỡng là phần không thể thiếu trong sự phát triển cả về thể chất lẫn trí não trẻ. Các dưỡng chất thiết yếu như DHA nếu được cung cấp đúng hàm lượng sẽ giúp trẻ phát huy sức mạnh trí não, đặc biệt là giúp trẻ tăng khả năng tập trung, ghi nhớ và xử lý tình huống.

Bổ sung DHA như thế nào để tối ưu trí thông minh của trẻ

DHA là chất béo đa nối đôi thuộc nhóm omega 3, có nhiều trong trứng và cá nước lạnh: cá hồi, cá chích, cá thu, cá mòi. Những công bố mới nhất về lợi ích của DHA khẳng định sự thiết yếu của nó trong phát triển trí não của trẻ. DHA là thành phần chủ yếu của các acid béo tham gia cấu tạo não, nó giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong cấu trúc ở nhiều bộ phận của não như hệ thần kinh trung ương, vỏ não và cả ở võng mạc mắt. DHA rất cần thiết cho sự phát triển và hoàn thiện hệ thống thần kinh, trí não cũng như chức năng nhìn của mắt.

Bên cạnh đó, DHA còn giúp màng tế bào thần kinh linh động hơn trong việc truyền dẫn tín hiệu giữa các tế bào thần kinh và nó cũng là thành phần thiết yếu trong các tế bào tiếp nhận hình ảnh của võng mạc mắt. Cung cấp đầy đủ DHA sẽ giúp não xử lý thông tin hiệu quả hơn, tạo nền tảng tốt hơn đối với khả năng học hành, sự thành công sau này của trẻ, đồng thời tăng thị lực phòng ngừa dị tật mắt. Sữa mẹ giàu DHA cung cấp đủ nhu cầu cho trẻ phát triển trí tuệ.

Không chỉ có trẻ mới cần bổ sung DHA, mà ngay cả mẹ cũng cần bổ sung DHA. Đặc biệt là nếu trẻ còn đang bú mẹ, mẹ nên được bổ sung 200mg DHA/ngày. Tuy nhiên, theo tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị chỉ nên cho trẻ bú đến 18-24 tháng tuổi, sau thời gian này nên đa dạng khẩu phần ăn của trẻ để cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

(Nguồn: enfaA+)

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Trẻ cần bổ sung dưỡng chất nào để phát triển trí não tối ưu?

Bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm là một trong những cách thiết thực nhất giúp trẻ phát triển thông minh, khỏe mạnh, góp phần mang lại sự phát triển toàn diện cho trẻ. Chế độ dinh dưỡng thông minh đáp ứng đầy đủ các dưỡng chất cơ bản như bột đường, đạm, béo, các loại vitamin và khoáng chất, chất xơ.

>> Nên bổ sung DHA như thế nào để tối ưu trí thông minh của trẻ?
Trẻ cần bổ sung dưỡng chất nào để phát triển trí não tối ưu
Hội thảo chuyên đề dinh dưỡng tối ưu cho trẻ
Sự phát triển vượt bậc của trẻ em ngày nay so với thế hệ trước đã chứng minh vai trò quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển trí não tốt hơn ở trẻ. Theo Giáo sư – tiến sĩ Craig L.Jensen, giảng viên Khoa Nhi, Đại học Y khoa Baylor, Texas, Hoa Kỳ đã khẳng định: “Dinh dưỡng trong giai đoạn vàng 0-2 tuổi, với việc bổ sung đúng hàm lượng DHA cùng các dưỡng chất quan trọng cho não bộ là sự đầu tư đúng lúc và lâu dài, cho sự phát triển trí não tốt hơn".

Trong 3 tuần cuối của thai kì và 2 năm đầu đời, não bộ của trẻ phát triển nhanh, đạt được 80% trọng lượng não người trưởng thành. Dinh dưỡng trong giai đoạn này tác động sớm đến khả năng nhận thức, quá trình hình thành và hoàn thiện các chức năng quan trọng của não bộ trẻ.

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh vai trò của dinh dưỡng đối với khả năng nhận thức của trẻ, giúp trẻ duy trì sự chú ý, kỹ năng xử lý tình huống tốt hơn, vận động khéo léo, có chỉ số IQ ngôn ngữ và kỹ năng xã hội, giao tiếp tốt hơn… Việc theo dõi những kỹ năng trẻ đạt được ở từng mốc phát triển quan trọng qua 4 khía cạnh: trí thông minh, vận động, cảm xúc và giao tiếp là cách giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn và toàn diện ở các khía cạnh then chốt này.

Vậy dưỡng chất nào là quan trọng giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn?

Trẻ cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như kẽm, choline, sắt, vitamin nhóm B,… và đặc biệt là các axit béo như DHA và ARA vì đó là những dưỡng chất quan trọng cho não bộ, giúp cho não hoạt động tối ưu.

Đặc biệt, DHA là thành phần cấu trúc của não bộ, góp phần vào sự tăng trưởng và dẫn truyền của tế bào thần kinh, chiếm 25% trọng lượng khô của não, tập trung chủ yếu ở phần não trán - nơi điều khiển chức năng quan trọng của não bộ bao gồm sự kiểm soát, quản lý quá trình nhận thức từ việc lập kế hoạch, ghi nhớ, sự tập trung chú ý. DHA còn góp phần vào sự tăng trưởng, kết nối của các tế bào thần kinh, giúp cho quá trình dẫn truyền thông tin đạt hiệu quả.

Các tổ chức uy tín thế giới FAO/WHO đã khuyến nghị bổ sung cho trẻ dưới 1 tuổi: 17 mg DHA/100 kcal, và trẻ trên 1 tuổi: từ 75 mg DHA mỗi ngày.

Tóm lại, giáo dục và dinh dưỡng chính là hai yếu tố quyết định sự phát triển trí não toàn diện của trẻ. Trẻ hoàn toàn có thể đạt được nhiều kĩ năng hơn hoặc sớm hơn so với độ tuổi nếu như bố mẹ giáo dục bằng các tương tác thông minh phù hợp và khoa học.


(phunuonline.com.vn)



Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Bí quyết giúp tối ưu hóa năng lực não bộ, phát triển trí nhớ của trẻ

Để giúp trẻ có một trí nhớ tốt, khả năng tập trung cao độ thì ngoài chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý, cách cha mẹ rèn những thói quen tốt cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là một việc làm hết sức cần thiết, được xem là một trong những cách xây dựng nền tảng tốt nhất cho sự phát triển trí não toàn diện của trẻ.

>> Chơi đùa cùng trẻ sẽ giúp trẻ thông minh hơn
>> Nguyên nhân khiến trẻ có sức đề kháng kém và chỉ số phát triển trí tuệ (MDI) thấp

Bí quyết giúp phát triển tối ưu trí nhớ của trẻ
Rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ sẽ giúp trẻ tăng vốn từ
và phát triển trí nhớ hiệu quả hơn
1. Truyện kể và bài hát

Đọc một câu truyện mỗi ngày là một cách phù hợp với khả năng ghi nhớ của bộ não trẻ nhỏ. Các nhà khoa học khuyên rằng cha mẹ nên đọc một câu truyện cho trẻ trước khi đi ngủ. Việc cha mẹ đọc truyện một cách biểu cảm nhất có thể sẽ giúp trẻ phát triển trí nhớ hơn là chỉ đọc bình thường. 

Những bài hát cũng giúp tăng cường trí nhớ. Cùng hát với con, sau đó mẹ có thể giả vờ bỏ qua một vài chữ trong bài hát, sau đó nói cho bé nghe. Lúc đó, bé sẽ nhớ rất kĩ các chữ đã bỏ qua và sẽ trả lời cho mẹ trong những lần tiếp theo trong thích thú, không hề gượng ép.

2. Sắp xếp đồ đạc 

Khi sắp xếp đồ đạc trong nhà chính là thời điểm lý tưởng giúp trẻ phát triển trí nhớ. Bằng cách đưa ra các mệnh lệnh đơn giản ví dụ như “con bỏ chiếc xe này lên kệ nhé” hay “đưa em búp bê vào trong giỏ”,… Bằng cách này, trẻ sẽ nhớ vị trí của đồ đạc trong nhà mà không cần phải lập lại các lần tiếp theo.

3. Mô tả đồ vật

Tập cho trẻ mô tả đặc điểm của những đồ vật mà trẻ nhìn thấy xung quanh. Ví dụ như: máy bay đang bay trên trời, những chiếc xe đang lăn bánh trên đường,... Cùng lúc này, bài học về màu sắc, âm thanh cũng được trẻ ghi nhớ sinh động hơn, sâu sắc hơn.

4. Hạn chế cho trẻ uống nước ngọt

Các nhà nghiên cứu ở ĐH Nam California (USC) đã tìm ra mối liên quan giữa đồ uống có đường và trí nhớ. Nước ngọt không chỉ dừng ở việc gây sâu răng và tăng cân, mà nó còn có thể làm tổn thương não.

Ngoài việc làm giảm trí nhớ, nước ngọt còn làm cho vùng hồi hải mã bị viêm - đây là một vùng đóng vai trò then chốt không chỉ trong việc hình thành trí nhớ, sắp xếp và lưu trữ các thông tin, mà nó còn hình thành những ký ức mới và liên kết cảm xúc và các giác quan với ký ức đó.

Theo Hội Tim Mỹ, lượng đường của trẻ em cần giới hạn ở mức 4 thìa (cà phê) một ngày. Phụ nữ và các thiếu nữ tuổi teen chỉ nên tiêu thụ khoảng 5 thìa đường, còn nam giới và các nam thiếu niên nên giới hạn ở mức 9 thìa mỗi ngày.


(Sưu tầm)

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Chơi đùa cùng trẻ sẽ giúp trẻ thông minh hơn

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc được tiếp cận với các trò chơi hoặc đồ chơi lành mạnh là một trong những cách phù hợp nhất để khơi dậy trí thông minh của trẻ. Đồ chơi của trẻ không cần phải đắt tiền hay hiện đại, chỉ cần là những món đồ chơi thật đơn giản, rẻ tiền, tự do – những thứ mà trẻ có thể chơi theo bất cứ cách nào mà trẻ muốn – sẽ tốt hơn rất nhiều.

>> Bí quyết giúp tối ưu hóa năng lực não bộ, phát triển trí nhớ của trẻ
>> Phương pháp nuôi dạy trẻ dưới 1 tuổi thông minh sớm

Vui chơi giúp trẻ phát triển tối ưu thể chất và trí não
Vui chơi giúp trẻ phát triển tối ưu thể chất và trí não
Hoạt động vui chơi sẽ giúp tăng cường khả năng tập trung, sự chú ý và trí nhớ ở trẻ

Chơi là một trong những cách tự nhiên và thú vị nhất để một đứa trẻ có thể bắt đầu phát triển những kỹ năng chú ý và tập trung. Tất cả chúng ta đều từng thấy một đứa trẻ chập chững mải mê chơi đến nỗi thậm chí không nghe thấy khi bạn gọi tên bé. Sự tập trung này cũng chính là kỹ năng mà một đứa trẻ cần trong những năm sau này để viết một bài luận, lắng nghe một bài giảng, biểu diễn một bản piano…

Tự do vui chơi ngoài trời giúp ích cho sự phát triển thể chất của trẻ

Các trò chơi giác quan – vận động, trong đó dùng cả giác quan và cơ bắp, cho phép trẻ sơ sinh và chập chững biết đi khám phá về cơ thể cùng những khả năng của mình. Trẻ lớn hơn chút thì phát triển nhận thức này thông qua những hoạt động cơ nhỏ (như làm một việc gì đó bằng cả hai bàn tay) và những hoạt động cơ lớn (như đi bộ, chạy và trèo leo).

Việc được chạy nhảy, hít thở bầu không khí thiên nhiên, lắng nghe âm thanh của cuộc sống xung quanh sẽ giúp trẻ cảm nhận âm thanh tốt hơn. Hay chỉ đơn giản như việc cho trẻ chơi với các đồ chơi mang tính vận động như xe đẩy, cầu trượt, xích đu,... cũng là cách tốt để trẻ phát triển thị giác và xúc giác.

Chơi đùa giúp phát triển ngôn ngữ và khả năng đọc viết

Việc chơi đùa cùng những đứa trẻ khác đòi hỏi con bạn phải sử dụng và làm quen với ngôn ngữ. Những đứa nhỏ thường xuyên tham gia chơi, đặc biệt là các trò chơi đóng giả, cho thấy một sự vượt trội trong số từ vựng sử dụng, độ dài câu sử dụng cũng như độ phức tạp của ngôn ngữ mà chúng sử dụng.

Chơi cho phép trẻ nhỏ nói lên những cảm xúc khó khăn của mình

Những cảm xúc mạnh mẽ – mà nhất là những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, ghen tị, lo lắng và sợ hãi – có thể quá sức chịu đựng của trẻ nhỏ. Chơi đùa sẽ mang đến một lối thoát lành mạnh cho việc thể hiện những cảm xúc quá mức và tiêu cực đó, và do vậy bố mẹ rất cần cho con không gian để khám phá mình.


(Sưu tầm)

Vì sao trẻ biếng ăn thường có sức đề kháng kém và chỉ số phát triển trí tuệ (MDI) thấp

Sự biếng ăn của trẻ luôn là nỗi lo lớn nhất của những người làm cha làm mẹ và đồng thời cũng là cơn "ác mộng" đối với các bậc cha mẹ. Không chỉ riêng tại Việt Nam, tình trạng biếng ăn ở trẻ được ghi nhận ở mọi quốc gia trên thế giới, trong đó các bậc cha mẹ ở Trung Quốc phản ánh rằng 17% trẻ từ 2 đến 6 tuổi bị biếng ăn, và các bậc phụ huynh ở Quebec báo cáo rằng hầu như 1/3 (30%) trẻ trước tuổi đi học bị biếng ăn.

>> Bí quyết nuôi dạy trẻ 1-2 tuổi thông minh

Biếng ăn cản trở sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ
Biếng ăn cản trở sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ của trẻ
Biếng ăn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu vi chất cho sự phát triển tối ưu và suy giảm hệ thống miễn dịch của trẻ. Hậu quả dẫn đến là trẻ chậm lớn, dễ bị còi xương và có nguy cơ thiểu năng trí tuệ cao.

Trẻ biếng ăn hấp thụ dinh dưỡng kém hơn

Trẻ biếng ăn thường có khả năng hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng kém hơn do hệ tiêu hóa ít làm việc hơn, cơ chế tiết dịch và enzyme vì thế cũng bị hạn chế. Đặc biệt, khi trẻ biếng ăn, nhiều cha mẹ cho trẻ nhịn ăn nhưng khi trẻ nhịn ăn trong một thời gian, men tiêu hóa không được tiết ra làm cho tình trạng biếng ăn lại càng trầm trọng hơn.

Biếng ăn khiến trẻ thấp còi hơn

Biếng ăn lâu dài khiến trẻ thiếu các chất dinh dưỡng để tăng trưởng cân nặng và chiều cao. Trẻ có nguy cơ còi xương và suy dinh dưỡng cao hơn trẻ bình thường. Theo nghiên cứu cho thấy, trẻ biếng ăn có nguy cơ thua kém 6% – 22% chỉ số khối lượng cơ thể BMI (Body Mass Index). Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, hơn 50% trẻ em Việt Nam bị thiếu vi chất, hiện nay còn khoảng 1/3 trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Mặc khác, trẻ lười ăn có nguy cơ kém thông minh hơn. Chỉ số phát triển trí tuệ MDI (Mental Developmental Index) của trẻ biếng ăn chỉ đạt trung bình 96 điểm, thấp hơn 14 điểm so với mức 110 điểm của trẻ ăn uống bình thường. Như vậy biếng ăn làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và thiểu năng trí tuệ ở trẻ từ những năm đầu đời.

Trẻ biếng ăn có hệ miễn dịch kém hơn

Ngoài ra, trẻ biếng ăn còn bị suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến khả năng đề kháng với bệnh viêm nhiễm rất yếu. Trẻ hay ốm vặt và dễ cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp hơn so với trẻ bình thường đồng trang lứa. Vì hệ tiêu hóa ảnh hưởng tới 70% hệ miễn dịch của trẻ nên khi hệ vi sinh vật trong hệ tiêu hóa bị rối loạn, cơ thể trẻ sẽ rất dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn có hại, đe dọa hệ miễn dịch non nớt của trẻ.


(Tham khảo từ tapchiyduoc.com)

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Các loại thực phẩm giúp trẻ phát triển trí não tối ưu

Cha mẹ nào cũng muốn con mình sinh ra được khỏe mạnh, phát triển toàn diện, cao lớn thông minh. Nhưng để thực hiện được điều đó cần phải có một chế độ chăm sóc thích hợp, cung cấp 1 lượng dinh dưỡng cho trẻ hợp lý. Bài viết này sẽ tư vấn cho mẹ những loại thực phẩm cung cấp dinh dưỡng giúp trẻ thông minh:

>> Nên bổ sung DHA như thế nào để tối ưu trí thông minh của trẻ?
>> Phương pháp tác động hỗ trợ phát triển trí não cho trẻ sơ sinh

Sữa cung cấp nhiều dinh dưỡng giúp phát triển trí não của trẻ
Cha mẹ nên tập cho trẻ uống sữa mỗi ngày
và đúng liều lượng
Uống sữa mỗi ngày:

Cần cung cấp cả về sữa mẹ lẫn sữa công thức, đây chính là nguồn dinh dưỡng cho trẻ đầu tiên rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Sữa mẹ cung cấp, bổ sung dha cho trẻ là nền tảng cấu tạo mô não, tác động đến sự phát triển não bộ của trẻ. Tuy nhiên, để trẻ hấp thu được tốt lượng dha cần thiết thì chế độ ăn của người mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú cần đầy đủ và cân bằng nhằm để đáp bảo cung cấp nguồn sữa tốt nhất cho trẻ.

Vào 6 tháng đầu tiên, bạn nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sau đó tập tập dần bú bình bằng sữa công thức đây cũng là nguồn dha phong phú cho trẻ nhỏ. Do dựa trên hàm lượng dinh dưỡng của sữa mẹ, các nhà sản xuất sữa bột và thức ăn cho trẻ nhỏ đã thêm dha vào sản phẩm của họ, cùng với một axit béo khác là ARA rất cần thiết cho sự phát triển trí thông minh của trẻ khi sữa mẹ đã không còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé sau 6 tháng đầu tiên.

Trứng gà – nguồn dinh dưỡng giúp trẻ thông minh

Trứng gà là thực phẩm rất giàu protein, vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra trứng cũng chưa nhiều dha và lecithin,  không những thúc đẩy sự phát triển của của hệ thần kinh và cơ thể mà còn có thể tiếp thêm sinh lực để não bộ phát triển khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó trong lòng đỏ trứng gà còn có chứa chất choline rất có lợi cho trí nhớ của bé. Do đó, bố mẹ cần bổ sung thêm trứng gà vào khẩu phần ăn của trẻ nhất là vào buổi sáng, đảm bảo chính kỹ và mỗi tuần chỉ nên cho mỗi bé ăn từ 2-3 quả trứng gà.

Thực phẩm giàu chất xơ giúp tăng cường  hệ miễn dịch tiêu hóa cho trẻ
Thực phẩm giàu chất xơ giúp tăng cường
hệ miễn dịch tiêu hóa cho trẻ
Các loại đậu, đỗ, rau xanh

Các loại đậu, đỗ (đậu ván, đậu hà Lan) là những thực phẩm có hàm lượng prôtein, vitamin, các khoáng chất, tinh bột và chất xơ, gaifu năng lượng lớn cung cấp dinh dưỡng cho trẻ thông minh, khỏe mạnh.

Rau xanh là nguồn cung cấp một lượng lớn vitamin tự nhiên, chất xơ dồi dào và rất hữu ích cho sự phát triển bộ não của trẻ. Tuy nhiên, các mẹ không nên chỉ cho bé ăn cố định một vài loại rau củ quả mà thay vào đó nên lựa chọn đa dạng các loại rau để kích thích khẩu vị của các bé và cung cấp nguồn vitamin đa dạng, dồi dào, đẩy đủ cho sự phát triển thể lực và trí óc của trẻ. Đồng thời các mẹ nên chú ý bổ sung thành phần rau củ cho bé ngay trong những bữa ăn dặm đầu tiên để bé làm quen với khẩu vị của rau và không “ngại” ăn rau sau này nhé.

Các loại rau mà các mẹ có thể cho bé ăn thường xuyên, luân phiên nhau bao gồm cà chua, cà tím, bí đỏ, cà rốt, ớt ngọt, ngô… không chỉ là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ dồi dào, trong các thực phẩm này còn chứa hàm lượng lớn các chất chống ôxy hóa, làm khôi phục lại những tế bào hư tổn trong não của trẻ rất hiệu quả.

Thịt bò là thực phẩm tốt cho sự phát triển trí não trẻ

Mà chủ yếu là thịt bò nạc vì thực phẩm này có chứa một lượng sắt và kẽm rất lớn củng cố sự vững chắc và ổn định của não giúp cho trẻ dễ dàng tập trung hơn và tăng cường trí nhớ hiệu quả. Do đó thịt bò rất cần thiết cung cấp dinh dưỡng giúp trẻ thông minh nhất là trong độ tuổi đi học. Với thịt bò mẹ có thể chế biến cho trẻ các món ăn để kích thích khẩu vị, giúp trẻ ăn ngon hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn bao gồm cháo, súp, canh, bò hầm, bò bít tết, bò xào lăn,…

I ốt là dưỡng chất giúp bé thông minh hơn

I ốt là dưỡng chất có ý nghĩa đặc biệt và vai trò quan trọng cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Bạn có thể cho trẻ uống I ốt mỗi ngày theo sự chỉ dẫn của bác sỹ hoặc có thể sử dụng cách đơn giản là nêm muối vào thức ăn của bé. Tuy nhiên, bạn cần cho bé ăn I ốt với một hàm lượng vừa đủ, nếu bé ăn quá nhiều muối sẽ dẫn đến việc ứ đọng, gây phù thủng, rối loạn tim và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.


(Sưu tầm)

Phương pháp tác động thông minh giúp phát triển trí não cho trẻ từ 1-2 tuổi

Ở giai đoạn này, trẻ rất thích sờ mó khám phá mọi thứ xung quanh, thích leo trèo và có thể cầm nắm nhiều đồ vật khác nhau. Dù vốn từ ở tuổi này còn rất ít, trẻ vẫn có thể diễn tả được mong muốn và ý kiến bằng các cử chỉ, điệu bộ và nét mặt.

Phương pháp tác động thông minh giúp phát triển trí não cho trẻ
Trẻ rất thích khám phá mọi thứ xung quanh ở độ tuổi 1-2
Các mẹ có thể tham khảo một số phương pháp tác động thông minh nhằm giúp phát triển tối ưu trí não của trẻ như sau đây:

- Lăn bóng qua lại: Trò này không chỉ vui mà còn giúp tăng khả năng nhận thức sâu, khả năng dõi theo tầm nhìn và phối hợp tay-mắt. Ngoài ra, chơi lăn bóng còn dạy cho trẻ biết khi nào đến lượt mình.

- Khuyến khích con bỏ đúng chỗ và biết phân loại: Chuẩn bị một số rổ, hộp hoặc thùng chứa đầy đồ chơi, chẳng hạn thùng chứa các hình khối, thùng chứa thú bông, thùng chứa xe hơi đồ chơi. Trẻ sẽ thích thú đổ hết ra sàn, phân loại và bỏ lại đúng thùng ban đầu.

- Chơi trò nhập vai: Bạn có thể dùng đồ chơi hoặc thậm chí sử dụng đồ thật. Hãy cùng con giả vờ nói chuyện với nhau qua điện thoại giả, nấu ăn và bán hàng với bộ đồ chơi bếp núc hoặc xây nhà bằng các khối vuông và bộ đồ nghề kìm búa bằng nhựa.

- Khích lệ trí sáng tạo: Chuẩn bị sẵn bút chì sáp và giấy bìa dày để trẻ nguệch ngoạc bất cứ lúc nào bé muốn. (Bạn nên chú ý xem trẻ thuận dùng tay nào hơn; trẻ dùng tay trái hoặc tay phải đều sẽ thể hiện rõ từ năm 2 tuổi). Đất sét hoặc màu vẽ loại bôi lên tay (với sự giám sát của người lớn) cũng là những cú hích trong giai đoạn này.

- Hát những bản nhạc thiếu nhi có thể làm điệu bộ theo: Có rất nhiều bài hát “kinh điển” để bạn chọn, chẳng hạn: Năm ngón tay ngoan, Một con vịt, Bài tập buổi sáng, Cá vàng bơi, Đội kèn tí hon, Rửa mặt như mèo… (dù có thể trẻ chưa biết phân biệt bên trái, bên phải để làm đúng điệu bộ).


(Sưu tầm)

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Phương pháp giúp tối ưu phát triển trí não cho trẻ dưới 1 tuổi

Ngày nay, khoa học đã chứng minh được trí thông minh của trẻ chịu ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý và những tác động từ môi trường bên ngoài. Trẻ em dưới 1 tuổi là nằm trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện khả năng thị lực qua việc làm quen, khám phá và trải nghiệm từ môi trường xung quanh.

>> Phương pháp tác động thông minh giúp phát triển trí não cho trẻ từ 1-2 tuổi
>> Các loại thực phẩm giúp trẻ phát triển trí não tối ưu
>> Cách dùng sữa tươi như thế nào để trẻ hấp thụ một cách tối ưu nhất?
Dùng đồ chơi thông minh để khuyến khích sự sáng tạo ở trẻ
Sử dụng đồ chơi thông minh để khuyến khích sự sáng tạo ở trẻ
Dưới đây là một số phương pháp tác động thông minh giúp phát triển trí não cho trẻ dưới 1 tuổi mà các mẹ có thể chưa biết:

- Gọi tên con: Hãy gọi tên con mỗi khi bạn bước vào phòng hoặc trở về nhà. Trẻ sẽ nhìn quanh quất để tìm xem tiếng của mẹ phát ra từ đâu, và giờ đây trẻ đã biết tên mình.

- Chơi trò nhặt đồ: Khi trẻ đánh rơi đồ chơi, bạn hãy nhặt lên cho con. Có thể sau 6, 7 lần nhặt, bạn sẽ thấy mệt, nhưng đối với trẻ, chuyện này rất vui và mang tính giáo dục: Trẻ sẽ hiểu thêm về nguyên nhân – kết quả.

- Đồ chơi luôn mới mẻ với con: Cách vài ngày, bạn lại tiếp tục thay đổi đồ chơi để mọi thứ luôn mới mẻ cho trẻ khám phá. Dĩ nhiên bạn không cần lúc nào cũng sắm đồ chơi mới, chỉ cần luân phiên thay đổi là được. Chọn đồ chơi mềm để trẻ dễ cầm (như thú bông chẳng hạn), đồ chơi có nhạc (ví dụ chuông hay trống lục lạc, miễn là các chi tiết nhỏ của đồ chơi phải an toàn để trẻ không nuốt phải), bóng mềm, đồ chơi hình lập phương (ở giai đoạn này trẻ có thể tự cầm) và đồ chơi bằng nhiều chất liệu khác. Các hình khối vuông vức và bộ chuông cũng là lựa chọn thích hợp.

- Làm điệu bộ trước gương: Bế trẻ đứng trước gương và làm các kiểu mặt vui nhộn. Chú ý xem trẻ có sờ hình ảnh phản chiếu của bạn không – hoặc có thể đến giai đoạn này, trẻ đã nhận ra đó chỉ là bóng của mẹ. Gương dạy cho trẻ biết về mối quan hệ không gian.


(Nguồn: EnfaA+)

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Làm thế nào để phát triển khả năng xử lý tình huống ở trẻ

Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người mắc sai lầm khi cho rằng trẻ con, nhất là trẻ dưới 1 tuổi thì chưa hình thành hay biểu hiện khả năng xử lý và giải quyết vấn đề. Những năm gần đây, nhiều nhà khoa học đẵ chứng minh được rằng khả năng xử lý tình huống được xem là thước đo đánh giá trí thông minh của trẻ; và ngay từ năm đầu tiên, trẻ đã hình thành khả năng giải quyết vấn đề từ những biểu hiện đơn giản như: tập trung, lắng nghe, biểu hiện nét mặt...


Trẻ học cách xử lý vấn đề qua những trò chơi trí tuệ
Trẻ học cách xử lý vấn đề qua những trò chơi kích thích trí tuệ
Trước hết, cha mẹ cần hiểu rằng phần não trước của trẻ là nơi tổng hợp quy trình xử lý tình huống của trẻ thông qua sự tập trung -  ghi nhớ - suy nghĩ, phân tích - đặt kế hoạch - xử lý vấn đề một cách có hiệu quả. 

Nói một cách nôm na, đó là phần não trước có nhiệm vụ cất giữ thông tin và khi cần phân tích sẽ mang những thông tin thích hợp ra sử dụng. Do đó, chế độ dinh dưỡng tốt là yếu tố quan trọng đối với việc hình thành các tế bào não của phần não trước. Để sự học hỏi tiếp thu của trẻ tốt, trẻ cần phải được hấp thụ những dưỡng chất giúp nâng cấp não bộ phù hợp với từng giai đoạn phát triển, đặc biệt là DHA. 
Chọn sữa DHA để phát triển trí não toàn diện cho trẻ
Chọn sữa bổ sung DHA để phát triển trí não toàn diện của trẻ
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (FAO/WHO), trẻ nhỏ cần được bổ sung hàm lượng DHA mỗi ngày là 17mg DHA/100kcal; và đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên thì hàm lượng đúng DHA cần được bổ sung là từ 75mg/ngày. Bên cạnh đó, để quy trình tập trung, ghi nhớ và xử lý tình huống của trẻ được thuận lợi, các bậc phụ huynh cần chú ý bổ sung ARA, Choline, Protein, Sắt, Kẽm, Iod, Acid Siallic, Taurine và Vitamin nhóm B vào chế độ dinh dưỡng của trẻ.

Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, cha mẹ cũng nên dành nhiều thời gian để chơi, trò chuyện với trẻ, từ đó, kích thích trẻ phát triển tốt nhất những kỹ năng, khả năng xử lý và giải quyết vấn đề ngay từ những năm tháng đầu đời, từ đó, giúp trẻ phát triển trí tuệ.

Và cha mẹ cũng cần lưu ý rằng, việc kích thích sự phát triển khả năng xử lý tình huống của trẻ phải dựa trên các mốc phát triển trí não theo độ tuổi. Ví dụ như: trẻ dưới 4 tháng tuổi, bạn hãy tạo nơi an toàn và thân thiết cho bé, đặt bé ở nơi bé có thể nhìn thấy mọi người và mọi vật xung quanh. Đặt bé nằm ngửa cho tay chân bé cử động thoải mái, để bé tự khám phá chơi với bàn tay, bàn chân của mình... Nhưng với bé lớn hơn, từ 8- 12 tháng, bạn hãy dùng lời diễn tả để nói chuyện khi chơi với trẻ; sắp đặt một góc nhà hoặc "giang sơn" riêng cho bé thoải mái nhưng ấm cúng phù hợp, bé có thể bò vào trong, chui ra ngoài hoặc nấp vào đó quan sát những gì bé muốn; hát những bài hát quen thuộc, trẻ sẽ thích thú nhìn cũng như vỗ tay nhún nhảy theo điệu nhạc.


(Nguồn: Tổng hợp từ EnfaA+ và Bvbachmai)

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Phương pháp tác động hỗ trợ phát triển trí não cho trẻ sơ sinh

Sự phát triển trí não của bé là điều đặc biệt quan trọng, nếu bạn cảm thấy việc đó vô cùng trọng đại thì các chuyên gia cho rằng bạn chỉ cần làm những gì mà các ông bố bà mẹ khác đã làm hàng ngàn năm qua: Ẵm bồng, nhìn và trò chuyện với bé, hát cho bé nghe, và hãy cho bé những thứ bé cần.


Phương pháp tác động giúp phát triển trí não cho trẻ sơ sinh
Dưới đây là một số phương pháp tác động thông minh các mẹ có thể áp dụng cho con mình:

- Tương tác đúng thời điểm: Bạn cần chú ý trẻ thường thức dậy chơi vào lúc nào trong ngày. Đây là lúc trẻ tập trung quan sát mọi thứ xung quanh và chú ý đến giọng nói của mẹ. Tương tác với trẻ vào thời điểm này là tốt nhất.

- Thường xuyên nhìn vào mắt trẻ: Trẻ sơ sinh rất thích nhìn khuôn mặt của những người thân yêu. Khi trẻ thức giấc và ngọ nguậy trong nôi, bạn hãy nhìn vào mắt trẻ ở khoảng cách 20 – 30cm. Trong những tuần đầu khi mới chào đời, đây là khoảng cách lý tưởng để trẻ có thể nhìn thấy bạn. Khoảng cách này được ước lượng bằng với khoảng cách từ khuôn mặt bạn đến khuôn mặt trẻ khi bạn bế trẻ trên tay.

- Treo đồ chơi trên nôi: Bạn nên chọn loại có hình dáng vui mắt và màu sắc tương phản cao (chẳng hạn đen, trắng, đỏ). Giai đoạn này, khả năng nhìn các họa tiết của trẻ đang phát triển. Các món đồ chơi treo trên nôi sẽ có tác dụng kích thích

Dỗ yên để trẻ không giật mình: Nếu con bạn dễ bị giật mình, hãy quấn trẻ bằng một chiếc chăn mềm mại. Sự ấm áp sẽ dỗ yên trẻ, cho trẻ cảm giác như đang ở trong bụng mẹ và cảm thấy an toàn hơn.


(Nguồn tham khảo: EnfaA+)

Những cách giúp trẻ rèn luyện trí não tăng cường thông minh cho trẻ

Những năm tháng đầu đời của trẻ, đặc biệt là giai đoạn 2-4 tuổi, sự tiếp thu của bé về môi trường xung quanh sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển sau này của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần hết sức chú ý đến mọi thứ có thể tác động đến nhận thức của trẻ. 

>> Cách dùng sữa tươi như thế nào để trẻ hấp thụ một cách tối ưu nhất?
>>  Chơi đùa cùng trẻ sẽ giúp trẻ thông minh hơn
>>  Tăng khả năng hấp thu dưỡng chất cho trí não của trẻ


Để trẻ phát triển toàn diện, ngoài việc phải bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ phát triển trí não, thể chất thì còn phải giúp bé phát triển tư duy bằng các phương pháp, công cụ hỗ trợ như đồ chơi, nhạc cụ,… 

Trong giai đoạn này, khả năng thích ứng, tiếp thu của trẻ là tốt nhất, nếu bé được hỗ trợ để chủ động trong tư duy, hoạt động thì sẽ cực kỳ tốt cho sự trưởng thành của bé. Dưới đây là một số phương pháp mà cha mẹ nên áp dụng để giúp bé có được sự phát triển tối ưu:


-         Dùng màu sắc: theo nhiều nghiên cứu, màu sắc có tác động đến não bộ và phản ứng của con người. Trẻ nhỏ cực kỳ nhạy với màu sắc, vì vậy bé rất dễ bị thu hút bởi những vật dụng, đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, đặc biệt là màu đỏ và màu vàng, những màu có tác động đến não bộ, kích thích mạnh mẽ đến vị trí các dây thần kinh điều khiển trí nhớ, và linh hoạt hơn. Bố mẹ có thể cho bé chơi những khối xếp hình nhiều màu, vừa giúp bé phát triển khả năng tư duy, tổng hợp, vừa phát triển khả năng ghi nhớ, đồng thời giúp bé trở nên năng động hơn.

-          Âm nhạc: có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của não bộ con người, đặc biệt thể loại Baroque giúp tăng cường trí nhớ, sự tập trung cao độ. Đối với trẻ nhỏ, khả năng tiếp thu rất tốt và rất nhạy với âm thanh, vì vậy nên dùng âm nhạc để kích thích não bộ của bé phát triển.

-         Trò chuyện: Bạn có biết bé rất thích được trò chuyện, hãy ít thời gian mỗi ngày lắng nghe bé nói, bé kể hay bé hỏi về những thứu xung quanh. Có thể những câu hỏi ngây ngô của bé sẽ làm bạn bực mình nhưng hãy tập làm quen, hòa nhập vào thế giới của bé. Khi bé kể chuyện, không cần phải đáp lại nhiều, bạn chỉ cần nói: “vậy à”, “ồ”, “ừm”,… với sự quan tâm sẽ có thể làm bé thích thú vì được lắng nghe. Việc bé trò chuyện nhiều sẽ tăng cường khả năng ngôn ngữ, giúp trẻ tự tin và phát triển khả năng giao tiếp.

-         Vận động: Trẻ nhỏ muốn cứng cáp, khỏe mạnh thì ngoài chú trọng đến chế độ dinh dưỡng thì cha mẹ còn cần tập cho bé vận động nhiều. Bằng việc cho tập cho bé tự đi bộ khi đi chơi, dạo công viên, dạy bé múa hát, chạy nhảy,… những hoạt động đó không chỉ giúp bé tăng cường sức khỏe mà những gì bé tiếp xúc sẽ kích thích sự tò mò và khả năng học hỏi của trẻ, nhờ đó kích thích não bộ vận động.

-         Sách: Trẻ ở giai đoạn này chưa biết đọc nên bạn nên cho bé tiếp xúc với những cuốn truyện bằng hình ảnh, bạn vừa kể chuyện vừa cho bé xem hình sẽ kích thích tư duy và khả năng học hỏi của bé rất tốt, hình ảnh đầy màu sắc sẽ tăng cường sự tập trung và khả năng ghi nhớ. Cho bé xem những cuốn sách của bố mẹ, dù bé không đọc được nhưng trong tiềm thức của mình, hình ảnh những cuốn sách dần được ăn sâu, điều đó rất quan trọng trong việc tạo hứng thú về sách cho trẻ. Việc tiếp xúc với con chữ sớm đồng thời còn giúp trẻ nhanh biết đọc, biết viết, tăng cường năng lực ngôn ngữ.

   Việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ sẽ giúp tạo nền tảng vững chắc giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, nhưng để đảm bảo sự phát triển toàn diện thì cần chú trọng các tác động từ môi trường bên ngoài, ngăn chặn những tác động xấu, và dùng những phương pháp tích cực để dạy bé một cách tự nhiên nhất, giúp bé chủ động trong tư duy, hành động, có những nhận thức tốt nhất về môi trường bên ngoài và thông minh hơn.

(Tổng hợp)

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Nuôi dưỡng trí thông minh và phát triển kỹ năng tư duy sớm cho trẻ

Sau gần một thế kỷ phát triển, ngành nghiên cứu trí thông minh đã tiến những bước rất xa. Theo đó, khoa học đã nhận thức ra trí thông minh không chỉ đơn thuần là cái gì "trời cho ai nấy được" mà còn bao gồm kết quả của học tập, rèn luyện. 


Và tư duy là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong đời sống con người. Vì vậy, dù trẻ đang ở độ tuổi nào thì bạn cũng cần quan tâm đặc biệt đến việc phát triển khả năng tư duy của trẻ.

Để có được kết quả học tập xuất sắc ở trường, nhu cầu dinh dưỡng của con bạn phải luôn được quan tâm và đáp ứng đầy đủ. Sức khỏe tốt giúp trẻ phát huy tối đa mọi tiềm năng của mình trong môi trường học tập. Dưới đây là 2 cách giúp tối ưu trí thông minh và rèn luyện kỹ năng tư duy cho trẻ:

 - Cách thứ nhất là thông qua các chương trình đào tạo tư duy được thiết kế khoa học và có hệ thống nhằm định hướng và tập thói quen tư duy cho trẻ. Sáu chiếc nón tư duy, CoRT, tư duy định hướng... là những chương trình tiêu biểu được nhiều trường học trên thế giới chính thức đưa vào giảng dạy nhằm tạo nền móng tư duy vững chắc cho học sinh. Chương trình rèn luyện nếp suy nghĩ tích cực, hạn chế suy nghĩ nông cạn và hời hợt, ra những quyết định đúng đắn để giải quyết những vấn đề xảy ra ở nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội.

  - Cách thứ hai khá phổ biến hiện nay là cho trẻ học phương pháp tư duy thông qua các môn học chính như ngoại ngữ, toán, khoa học tự nhiên, địa lý, lịch sử. Và việc học tư duy như thế sẽ giúp trẻ hiểu sâu về những môn học đó.

Suy cho cùng, bạn nên cho trẻ học kỹ năng tư duy ở bất kỳ lứa tuổi nào và học càng sớm càng tốt vì khả năng trí tuệ đã có được từ khi sinh ra đến lúc mất đi và bởi vì không có một điều kỳ diệu nào có thể làm chúng ta trở nên thông minh hơn nếu chúng ta không được đào tạo và rèn luyện từ khi còn bé. Các nhà nghiên cứu trí thông minh tập trung vào hai giai đoạn phát triển đặc biệt của bộ não: giữa 6-8 tuổi và giữa 12-14 tuổi. Họ cho rằng đây là thời điểm chính để can thiệp và bồi dưỡng tư duy và họ cũng tin rằng sau khi bộ não đã gần như trưởng thành ở tuổi 16 thì việc thay đổi tư duy để tiếp nhận cái mới sẽ càng khó khăn.


(Nguồn: PDP - Thinking School)


Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

6 cách đơn giản giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển trí thông minh nhanh nhất

Khi trẻ bắt đầu nhận thức được về cuộc sống, trí tuệ của trẻ phát triển tốt hầu hết là nhờ việc khơi gợi từ cha mẹ, cách chăm sóc và chỉ bảo của cha mẹ sẽ là động lực và phương pháp giúp con phát triển một cách tốt nhất.

Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số phương pháp giúp con mình phát triển trí thông minh:

Chơi những trò chơi kích hoạt não


Như xếp hình, cắt dán, tô màu, vẽ, tạo hình các con vật từ các vật liệu như củ quả, lá cây, phân biệt màu sắc, hình dạng, kích thước, so sánh phân loại con vật, đồ vật theo đặc điểm, suy luận “nếu… thì…”, suy luận nhân quả.

Tất cả những trò chơi này đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành khả năng tư duy, giúp trẻ phát triển các dạng thức thông minh khác nhau. Cha mẹ cần tạo cảm xúc tích cực trong khi chơi, và chuyển trò khác khi bé tỏ ra chán.

Trò chơi ngôn ngữ

Xếp một nhóm chữ cái thành những cái tên có ý nghĩa (ví dụ tên con vật, quả, tên người...). Trò này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ. Nhờ sự trợ giúp của cha mẹ, trẻ sẽ biết cách diễn tả những từ vựng, thành ngữ... Một cách khác là kể chuyện, đọc thơ, nhìn tranh tưởng tượng thành câu chuyện.

Trò chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt

Sử dụng bữa ăn tối như là thời điểm để nói và lắng nghe. Thông qua đó, trẻ sẽ học được hầu hết mọi thứ từ cha mẹ, cảm thấy được lắng nghe và được đánh giá tốt, nhờ thế trẻ sẽ thông minh hơn. Cha mẹ có thể kể cho trẻ nghe về ngày làm việc của mình, thảo luận về những sự kiện (chẳng hạn sinh nhật bé, học ở trường như thế nào...), thậm chí có thể thảo luận về một bài báo, một bức tranh.

Cho trẻ học nhạc

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng học nhạc có thể tăng thành tích học tập của trẻ. Nếu con bạn có hứng thú học tập với một dụng cụ âm nhạc nào, hãy khuyến khích bé học.

Dã ngoại
Hướng cho trẻ vào các tình huống kích thích các cảm xúc tích cực. Tổ chức cho trẻ các chuyến đi tới viện bảo tàng, vườn thú, công viên, siêu thị, đi về quê, picnic, dã ngoại, ra sân bay... Khuyến khích trẻ nói về những gì chúng nhìn thấy, cảm nhận trước, trong và sau những chuyến đi đó. Chính ngôn ngữ và xúc cảm là “bệ phóng” để phát triển tư duy.

Chế độ dinh dưỡng

Một đứa trẻ được nuôi dưỡng tốt và có sức khỏe sẽ có bộ óc khỏe mạnh, cũng như mức độ tập trung tốt hơn. Thức ăn cho trẻ nên có một số thực phẩm rất tốt cho não: Các loại cá - ít nhất là 2 bữa một tuần, các loại hoa quả tươi, sữa, trứng, rau xanh, thịt ít mỡ... Không bao giờ được để trẻ đến trường mà trong dạ dày chưa có gì. Bữa ăn sáng cho trẻ nên có nhiều hydratcarbon như bánh mì hay ngũ cốc.

(Sưu tầm)

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Cách dùng sữa tươi như thế nào để trẻ hấp thụ một cách tối ưu nhất?

Hiện nay, sữa tươi được được sử dụng phổ biến vì mùi vị hấp dẫn, tiện lợi, đặc biệt chứa nhiều dưỡng chất giúp trẻ tăng chiều cao, cân nặng hiệu quả. Tuy nhiên, uống sữa không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe và sự phát triển trí thông minh của trẻ. 

>> Các loại thực phẩm giúp trẻ phát triển trí não tối ưu
>> Nên bổ sung DHA như thế nào để tối ưu trí thông minh của trẻ?>> 6 cách đơn giản giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển trí thông minh nhanh nhất

Bởi theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, sữa tươi chỉ thật sự phù hợp đối với trẻ đã hơn 1 tuổi. Nguyên nhân là vì sữa tươi có hàm lượng đạm, can-xi và phốt-pho cao, nếu cho trẻ dưới 1 tuổi uống sẽ  dễ có nguy cơ bị quá tải thận. Nếu tình trạng này kéo dài có thể làm trẻ có nguy cơ bị cao huyết áp, béo phì ở tuổi trưởng thành.

Để tránh những sai lầm có thể gặp khi cho trẻ dùng sữa tươi, cha mẹ cần lưu ý những nguyên tắc dưới đây:

Thời điểm

Phương pháp giúp trẻ hấp thụ dinh dinh dưỡng một cách tối ưu
Theo các nhà khoa học, sữa tươi có ít sắt, nghèo vi lượng nên trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt, thiếu vi lượng nếu sử dụng sữa tươi như thực phẩm chính. Điểm cần lưu ý là trước bữa ăn chính 2 giờ thì không nên cho trẻ uống sữa tươi cũng như các thức ăn lặt vặt khác vì có thể làm bé no và biếng ăn khi vào bữa. Chỉ nên cho trẻ uống sau bữa ăn từ 1-2 giờ.

Số lượng
Chỉ nên bổ sung sữa tươi vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ trên 1 tuổi, tốt nhất là trẻ trên 2 tuổi với liều lượng khoảng 200-300ml/ngày. Trẻ nên được xen kẽ những loại sữa công thức (dạng bột pha hay dạng pha sẵn) vì đã được bổ sung sắt, kẽm, vi chất… cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ theo các lứa tuổi.
Sữa tươi rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ

Với trẻ 2-3 tuổi trở lên, có thể cho trẻ uống lượng sữa tươi nhiều hơn, vì lúc này chế độ ăn đa dạng sẽ giúp trẻ nhận đủ các dưỡng chất và trẻ có khả năng tiêu hóa, hấp thu các thức ăn tốt hơn. Còn đối với thiếu niên, có thể sử dụng sữa tươi thay sữa bột, đảm bảo tổng lượng sữa từ 500-700ml/ngày. Ngoài ra kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất.

Loại sữa

Chọn loại sữa phù hợp với sức khỏe của trẻ
Đối với trẻ dưới 2 tuổi, nếu uống sữa tươi nên chọn sữa nguyên kem, không nên chọn sữa tách béo (trừ khi có chỉ định của bác sĩ) vì lúc này não cần chất béo để phát triển. Trẻ trên 2 tuổi nếu đã thừa cân béo phì thì nên dùng sữa tách béo một phần hoặc toàn phần.

Nếu trẻ đã đủ cân nặng, nên chọn sữa không đường để giảm bớt lượng đường hấp thu nhanh trong khẩu phần vì không có lợi cho sức khỏe. Nếu uống sữa có đường thì sau khi uống nên súc miệng để tránh bị sâu răng, bởi vì đường sẽ bám trên men răng và bị các vi khuẩn sử dụng, sinh ra acid gây hỏng men răng.

Các chế phẩm làm từ sữa tươi như yagourt, váng sữa, phô mai, thường được các bà mẹ sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng ở mức vừa phải, giúp trẻ làm quen với nhiều mùi vị và đa dạng hóa thức ăn, nếu sử dụng nhiều thì hiệu quả tương tự uống nhiều sữa tươi.