Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Kỹ năng tư duy quyết định chỉ số thông minh của trẻ

Theo tiến sĩ Robert Sternberg (chuyên gia trí tuệ con người), ông cho rằng nếu với chỉ số thông minh (IQ) cao, kết quả học tập tốt hoặc tấm bằng đại học danh giá thì chưa đủ để thành công trong cuộc sống. Nếu không có tư duy sáng tạo thì để đi đến thành công vẫn còn rất nhiều khó khăn và thử thách.


Kỹ năng tư duy quyết định chỉ số thông minh của trẻ

Nhiều người vẫn nhầm lẫn khi cho rằng trí thông minh và kỹ năng tư duy là một và dẫn đến kết luận sai như sau: trẻ thông minh thì tự khắc sẽ tư duy giỏi; trẻ kém thông minh có thể không bao giờ tư duy giỏi; bạn càng hiểu biết rộng thì bạn càng khôn ngoan; trẻ thông minh không cần kỹ năng tư duy. Suy nghĩ là một kỹ năng mà ngay cả một bộ não tuyệt vời cũng trở nên lãng phí nếu thiếu kỹ năng tư duy. Đa số chúng ta đều có chung suy nghĩ là một ai đó được coi là "thiên tài" hay "xuất chúng" thì dứt khoát phải có nhiều biểu hiện mang đậm dấu ấn "thần đồng" như: thông minh, học hành giỏi giang...

Trong một xã hội năng động, hiện đại như hiện nay thì việc học của các em học sinh không còn đơn thuần là ghi nhớ, tiếp thu những kiến thức trong sách vở một cách thụ động mà đòi hỏi các em phải rèn luyện kỹ thuật "tư duy bậc cao" (high order thinking): gạn lọc, phân tích, nảy sinh ý tưởng, ra quyết định, giải quyết vấn đề và lên kế hoạch. Học thuộc lòng hay ghi nhớ bài học đều bị xem là "tư duy bậc thấp". Nhưng có lẽ hiện nay các chương trình giáo dục vẫn chỉ dựa trên nền tảng "tư duy bậc thấp.

Suy cho cùng, tư duy là kỹ năng cơ bản nhất của con người nhưng không dễ tìm thấy chương trình đào tạo kỹ năng tư duy cho trẻ ở các chương trình học ở trường. Hiện nay, việc dạy trẻ "tư duy bậc cao" là điều quan trọng.

Kỹ thuật tư duy bậc cao đòi hỏi phải suy nghĩ sâu và rộng về một vấn đề, là nền tảng cho việc phát triển trí thông minh tối ưu của trẻ. Giống các kỹ năng khác, tư duy bậc cao đều có thể học được và với sự kiên trì rèn luyện thường xuyên thì khả năng tư duy bậc cao có thể cải thiện. Trẻ sáng dạ (bright children) là những em có khả năng tư duy bậc cao. Các em có thể giải quyết vấn đề, suy nghĩ sáng tạo, suy nghĩ logic, ra quyết định, luôn nảy sinh ý tưởng mới, phân tích - xử lý thông tin, lên kế hoạch cho tương lai.

(Tổng hợp)

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Bật mí bí quyết nuôi dạy trẻ thông minh

Trẻ nhỏ khi mới sinh ra có thể chưa được thừa hưởng gen thông minh di truyền từ bố mẹ. Tuy nhiên, bố mẹ nào cũng mong muốn con mình sau này sẽ thông minh học giỏi. Vậy làm cách nào để dạy con thông minh ngay từ khi còn nhỏ một cách tốt nhất? Bài viết sẽ chia sẽ cùng bố mẹ một số bí quyết để nuôi dạy trẻ thông minh từ sớm.

Nuôi dạy trẻ một cách khoa học sẽ giúp
phát triển trí thông minh của trẻ
Các nhà khoa học cho rằng khả năng học hỏi của trẻ chịu ảnh hưởng bởi 3 yếu tố: Sự tập trung, sự ghi nhớ và khả năng giải quyết vấn đề. Sự mất tập trung của con trẻ đôi khi không khiến cha mẹ chú ý nhưng nếu nắm bắt được 3 yếu tố trên, cha mẹ sẽ hiểu rõ được tâm sinh lý của trẻ cũng như khả năng học hỏi của bé ở giai đoạn từ 1 - 3 tuổi, giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển của bé. Nếu trẻ thờ ơ với các loại đồ chơi khó, đây là lúc các bậc cha mẹ cần lưu ý về khả năng học hỏi của trẻ.

Trẻ có khả năng học hỏi thường rất tò mò với các loại đồ chơi khó. Ví dụ, bạn đưa cho bé một chiếc hộp có nắp đậy. Với bé có hội tụ 3 yếu tố trên, trẻ sẽ nhìn rất chăm chú, nắm lấy món đồ chơi và tìm mọi cách để mở chiếc nắp. Nếu trẻ không mở được, nhưng được người lớn hướng dẫn thì sẽ làm được ngay sau đó. Ngược lại, những trẻ khác sẽ nắm lấy món đồ chơi rồi thả xuống và quay đi chỗ khác.

Dưới đây là một số phương pháp mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng để cải thiện khả năng học hỏi ở trẻ:

- Cha mẹ nên gần gũi và cùng trẻ tham gia các trò chơi sẽ khiến cha mẹ nắm bắt được những biểu hiện tâm lý của trẻ, giúp cha mẹ có phương pháp đúng trong việc nâng cao cả khả năng học hỏi cho trẻ.

- Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hàm lượng đúng DHA cho trẻ là: Đối với trẻ sơ sinh 0 - 12 tháng, hàm lượng DHA là 17mg/100kcal và ARA là 34mg/100kcal; đối với trẻ nhỏ 1 - 6 tuổi, từ 75mg/ngày tùy theo lứa tuổi và cân nặng. Trí não của bé sẽ sẵn sàng cho việc kích thích các tế bào thần kinh liên kết với nhau tạo thành một hệ thống khá hoàn chỉnh, góp phần phát triển khả năng tư duy và nhận thức ở trẻ.

- Tăng cường bổ sung chất Lutein, chất này cơ thể người không tự tổng hợp được chỉ có thể được bổ sung từ thực phẩm hằng ngày. Đối với trẻ, Lutein đến từ nguồn sữa mẹ hoặc ăn dặm. Tuy nhiên, Lutein trong sữa mẹ sẽ giảm dần trong tháng đầu mặc dù lượng Lutein được thu nhận vào cơ thể mẹ không hề thay đổi. Vì vậy, mẹ nên bổ sung Lutein hằng ngày cho bé bằng nguồn sữa công thức có chứa Lutein. Ngoài ra, khi bé có thể ăn dăm mẹ có thể bổ sung Lutein thông qua những loại rau củ quả có màu xanh đậm như lá êpina, các loại bí, cải xà lách, ớt chuông đỏ.


Theo www.enfa.com.vn



Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Nên bổ sung DHA như thế nào để tối ưu trí thông minh của trẻ?

Theo khuyến cáo của FAO/WHO, trẻ dưới 1 tuổi cần được bổ sung 17 mg DHA/100 kcal mỗi ngày, trẻ trên 1 tuổi cần được bổ sung 75 mg DHA mỗi ngày. Khi trẻ được cung cấp đầy đủ hàm lượng DHA theo khuyến cáo, bộ não sẵn sàng cho việc kích thích các tế bào thần kinh liên kết với nhau tạo thành một hệ thống khá hoàn chỉnh và giúp trẻ phát triển trí não tối ưu.

>> Trẻ cần bổ sung dưỡng chất nào để phát triển trí não tối ưu?
>> Cách dùng sữa tươi như thế nào để trẻ hấp thụ một cách tối ưu nhất?
>> Các loại thực phẩm giúp trẻ phát triển trí não tối ưu

Dinh dưỡng là phần không thể thiếu trong sự phát triển cả về thể chất lẫn trí não trẻ. Các dưỡng chất thiết yếu như DHA nếu được cung cấp đúng hàm lượng sẽ giúp trẻ phát huy sức mạnh trí não, đặc biệt là giúp trẻ tăng khả năng tập trung, ghi nhớ và xử lý tình huống.

Bổ sung DHA như thế nào để tối ưu trí thông minh của trẻ

DHA là chất béo đa nối đôi thuộc nhóm omega 3, có nhiều trong trứng và cá nước lạnh: cá hồi, cá chích, cá thu, cá mòi. Những công bố mới nhất về lợi ích của DHA khẳng định sự thiết yếu của nó trong phát triển trí não của trẻ. DHA là thành phần chủ yếu của các acid béo tham gia cấu tạo não, nó giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong cấu trúc ở nhiều bộ phận của não như hệ thần kinh trung ương, vỏ não và cả ở võng mạc mắt. DHA rất cần thiết cho sự phát triển và hoàn thiện hệ thống thần kinh, trí não cũng như chức năng nhìn của mắt.

Bên cạnh đó, DHA còn giúp màng tế bào thần kinh linh động hơn trong việc truyền dẫn tín hiệu giữa các tế bào thần kinh và nó cũng là thành phần thiết yếu trong các tế bào tiếp nhận hình ảnh của võng mạc mắt. Cung cấp đầy đủ DHA sẽ giúp não xử lý thông tin hiệu quả hơn, tạo nền tảng tốt hơn đối với khả năng học hành, sự thành công sau này của trẻ, đồng thời tăng thị lực phòng ngừa dị tật mắt. Sữa mẹ giàu DHA cung cấp đủ nhu cầu cho trẻ phát triển trí tuệ.

Không chỉ có trẻ mới cần bổ sung DHA, mà ngay cả mẹ cũng cần bổ sung DHA. Đặc biệt là nếu trẻ còn đang bú mẹ, mẹ nên được bổ sung 200mg DHA/ngày. Tuy nhiên, theo tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị chỉ nên cho trẻ bú đến 18-24 tháng tuổi, sau thời gian này nên đa dạng khẩu phần ăn của trẻ để cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

(Nguồn: enfaA+)

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Trẻ cần bổ sung dưỡng chất nào để phát triển trí não tối ưu?

Bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm là một trong những cách thiết thực nhất giúp trẻ phát triển thông minh, khỏe mạnh, góp phần mang lại sự phát triển toàn diện cho trẻ. Chế độ dinh dưỡng thông minh đáp ứng đầy đủ các dưỡng chất cơ bản như bột đường, đạm, béo, các loại vitamin và khoáng chất, chất xơ.

>> Nên bổ sung DHA như thế nào để tối ưu trí thông minh của trẻ?
Trẻ cần bổ sung dưỡng chất nào để phát triển trí não tối ưu
Hội thảo chuyên đề dinh dưỡng tối ưu cho trẻ
Sự phát triển vượt bậc của trẻ em ngày nay so với thế hệ trước đã chứng minh vai trò quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển trí não tốt hơn ở trẻ. Theo Giáo sư – tiến sĩ Craig L.Jensen, giảng viên Khoa Nhi, Đại học Y khoa Baylor, Texas, Hoa Kỳ đã khẳng định: “Dinh dưỡng trong giai đoạn vàng 0-2 tuổi, với việc bổ sung đúng hàm lượng DHA cùng các dưỡng chất quan trọng cho não bộ là sự đầu tư đúng lúc và lâu dài, cho sự phát triển trí não tốt hơn".

Trong 3 tuần cuối của thai kì và 2 năm đầu đời, não bộ của trẻ phát triển nhanh, đạt được 80% trọng lượng não người trưởng thành. Dinh dưỡng trong giai đoạn này tác động sớm đến khả năng nhận thức, quá trình hình thành và hoàn thiện các chức năng quan trọng của não bộ trẻ.

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh vai trò của dinh dưỡng đối với khả năng nhận thức của trẻ, giúp trẻ duy trì sự chú ý, kỹ năng xử lý tình huống tốt hơn, vận động khéo léo, có chỉ số IQ ngôn ngữ và kỹ năng xã hội, giao tiếp tốt hơn… Việc theo dõi những kỹ năng trẻ đạt được ở từng mốc phát triển quan trọng qua 4 khía cạnh: trí thông minh, vận động, cảm xúc và giao tiếp là cách giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn và toàn diện ở các khía cạnh then chốt này.

Vậy dưỡng chất nào là quan trọng giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn?

Trẻ cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như kẽm, choline, sắt, vitamin nhóm B,… và đặc biệt là các axit béo như DHA và ARA vì đó là những dưỡng chất quan trọng cho não bộ, giúp cho não hoạt động tối ưu.

Đặc biệt, DHA là thành phần cấu trúc của não bộ, góp phần vào sự tăng trưởng và dẫn truyền của tế bào thần kinh, chiếm 25% trọng lượng khô của não, tập trung chủ yếu ở phần não trán - nơi điều khiển chức năng quan trọng của não bộ bao gồm sự kiểm soát, quản lý quá trình nhận thức từ việc lập kế hoạch, ghi nhớ, sự tập trung chú ý. DHA còn góp phần vào sự tăng trưởng, kết nối của các tế bào thần kinh, giúp cho quá trình dẫn truyền thông tin đạt hiệu quả.

Các tổ chức uy tín thế giới FAO/WHO đã khuyến nghị bổ sung cho trẻ dưới 1 tuổi: 17 mg DHA/100 kcal, và trẻ trên 1 tuổi: từ 75 mg DHA mỗi ngày.

Tóm lại, giáo dục và dinh dưỡng chính là hai yếu tố quyết định sự phát triển trí não toàn diện của trẻ. Trẻ hoàn toàn có thể đạt được nhiều kĩ năng hơn hoặc sớm hơn so với độ tuổi nếu như bố mẹ giáo dục bằng các tương tác thông minh phù hợp và khoa học.


(phunuonline.com.vn)



Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Bí quyết giúp tối ưu hóa năng lực não bộ, phát triển trí nhớ của trẻ

Để giúp trẻ có một trí nhớ tốt, khả năng tập trung cao độ thì ngoài chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý, cách cha mẹ rèn những thói quen tốt cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là một việc làm hết sức cần thiết, được xem là một trong những cách xây dựng nền tảng tốt nhất cho sự phát triển trí não toàn diện của trẻ.

>> Chơi đùa cùng trẻ sẽ giúp trẻ thông minh hơn
>> Nguyên nhân khiến trẻ có sức đề kháng kém và chỉ số phát triển trí tuệ (MDI) thấp

Bí quyết giúp phát triển tối ưu trí nhớ của trẻ
Rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ sẽ giúp trẻ tăng vốn từ
và phát triển trí nhớ hiệu quả hơn
1. Truyện kể và bài hát

Đọc một câu truyện mỗi ngày là một cách phù hợp với khả năng ghi nhớ của bộ não trẻ nhỏ. Các nhà khoa học khuyên rằng cha mẹ nên đọc một câu truyện cho trẻ trước khi đi ngủ. Việc cha mẹ đọc truyện một cách biểu cảm nhất có thể sẽ giúp trẻ phát triển trí nhớ hơn là chỉ đọc bình thường. 

Những bài hát cũng giúp tăng cường trí nhớ. Cùng hát với con, sau đó mẹ có thể giả vờ bỏ qua một vài chữ trong bài hát, sau đó nói cho bé nghe. Lúc đó, bé sẽ nhớ rất kĩ các chữ đã bỏ qua và sẽ trả lời cho mẹ trong những lần tiếp theo trong thích thú, không hề gượng ép.

2. Sắp xếp đồ đạc 

Khi sắp xếp đồ đạc trong nhà chính là thời điểm lý tưởng giúp trẻ phát triển trí nhớ. Bằng cách đưa ra các mệnh lệnh đơn giản ví dụ như “con bỏ chiếc xe này lên kệ nhé” hay “đưa em búp bê vào trong giỏ”,… Bằng cách này, trẻ sẽ nhớ vị trí của đồ đạc trong nhà mà không cần phải lập lại các lần tiếp theo.

3. Mô tả đồ vật

Tập cho trẻ mô tả đặc điểm của những đồ vật mà trẻ nhìn thấy xung quanh. Ví dụ như: máy bay đang bay trên trời, những chiếc xe đang lăn bánh trên đường,... Cùng lúc này, bài học về màu sắc, âm thanh cũng được trẻ ghi nhớ sinh động hơn, sâu sắc hơn.

4. Hạn chế cho trẻ uống nước ngọt

Các nhà nghiên cứu ở ĐH Nam California (USC) đã tìm ra mối liên quan giữa đồ uống có đường và trí nhớ. Nước ngọt không chỉ dừng ở việc gây sâu răng và tăng cân, mà nó còn có thể làm tổn thương não.

Ngoài việc làm giảm trí nhớ, nước ngọt còn làm cho vùng hồi hải mã bị viêm - đây là một vùng đóng vai trò then chốt không chỉ trong việc hình thành trí nhớ, sắp xếp và lưu trữ các thông tin, mà nó còn hình thành những ký ức mới và liên kết cảm xúc và các giác quan với ký ức đó.

Theo Hội Tim Mỹ, lượng đường của trẻ em cần giới hạn ở mức 4 thìa (cà phê) một ngày. Phụ nữ và các thiếu nữ tuổi teen chỉ nên tiêu thụ khoảng 5 thìa đường, còn nam giới và các nam thiếu niên nên giới hạn ở mức 9 thìa mỗi ngày.


(Sưu tầm)