Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Chơi đùa cùng trẻ sẽ giúp trẻ thông minh hơn

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc được tiếp cận với các trò chơi hoặc đồ chơi lành mạnh là một trong những cách phù hợp nhất để khơi dậy trí thông minh của trẻ. Đồ chơi của trẻ không cần phải đắt tiền hay hiện đại, chỉ cần là những món đồ chơi thật đơn giản, rẻ tiền, tự do – những thứ mà trẻ có thể chơi theo bất cứ cách nào mà trẻ muốn – sẽ tốt hơn rất nhiều.

>> Bí quyết giúp tối ưu hóa năng lực não bộ, phát triển trí nhớ của trẻ
>> Phương pháp nuôi dạy trẻ dưới 1 tuổi thông minh sớm

Vui chơi giúp trẻ phát triển tối ưu thể chất và trí não
Vui chơi giúp trẻ phát triển tối ưu thể chất và trí não
Hoạt động vui chơi sẽ giúp tăng cường khả năng tập trung, sự chú ý và trí nhớ ở trẻ

Chơi là một trong những cách tự nhiên và thú vị nhất để một đứa trẻ có thể bắt đầu phát triển những kỹ năng chú ý và tập trung. Tất cả chúng ta đều từng thấy một đứa trẻ chập chững mải mê chơi đến nỗi thậm chí không nghe thấy khi bạn gọi tên bé. Sự tập trung này cũng chính là kỹ năng mà một đứa trẻ cần trong những năm sau này để viết một bài luận, lắng nghe một bài giảng, biểu diễn một bản piano…

Tự do vui chơi ngoài trời giúp ích cho sự phát triển thể chất của trẻ

Các trò chơi giác quan – vận động, trong đó dùng cả giác quan và cơ bắp, cho phép trẻ sơ sinh và chập chững biết đi khám phá về cơ thể cùng những khả năng của mình. Trẻ lớn hơn chút thì phát triển nhận thức này thông qua những hoạt động cơ nhỏ (như làm một việc gì đó bằng cả hai bàn tay) và những hoạt động cơ lớn (như đi bộ, chạy và trèo leo).

Việc được chạy nhảy, hít thở bầu không khí thiên nhiên, lắng nghe âm thanh của cuộc sống xung quanh sẽ giúp trẻ cảm nhận âm thanh tốt hơn. Hay chỉ đơn giản như việc cho trẻ chơi với các đồ chơi mang tính vận động như xe đẩy, cầu trượt, xích đu,... cũng là cách tốt để trẻ phát triển thị giác và xúc giác.

Chơi đùa giúp phát triển ngôn ngữ và khả năng đọc viết

Việc chơi đùa cùng những đứa trẻ khác đòi hỏi con bạn phải sử dụng và làm quen với ngôn ngữ. Những đứa nhỏ thường xuyên tham gia chơi, đặc biệt là các trò chơi đóng giả, cho thấy một sự vượt trội trong số từ vựng sử dụng, độ dài câu sử dụng cũng như độ phức tạp của ngôn ngữ mà chúng sử dụng.

Chơi cho phép trẻ nhỏ nói lên những cảm xúc khó khăn của mình

Những cảm xúc mạnh mẽ – mà nhất là những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, ghen tị, lo lắng và sợ hãi – có thể quá sức chịu đựng của trẻ nhỏ. Chơi đùa sẽ mang đến một lối thoát lành mạnh cho việc thể hiện những cảm xúc quá mức và tiêu cực đó, và do vậy bố mẹ rất cần cho con không gian để khám phá mình.


(Sưu tầm)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét