Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Chơi đùa cùng trẻ sẽ giúp trẻ thông minh hơn

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc được tiếp cận với các trò chơi hoặc đồ chơi lành mạnh là một trong những cách phù hợp nhất để khơi dậy trí thông minh của trẻ. Đồ chơi của trẻ không cần phải đắt tiền hay hiện đại, chỉ cần là những món đồ chơi thật đơn giản, rẻ tiền, tự do – những thứ mà trẻ có thể chơi theo bất cứ cách nào mà trẻ muốn – sẽ tốt hơn rất nhiều.

>> Bí quyết giúp tối ưu hóa năng lực não bộ, phát triển trí nhớ của trẻ
>> Phương pháp nuôi dạy trẻ dưới 1 tuổi thông minh sớm

Vui chơi giúp trẻ phát triển tối ưu thể chất và trí não
Vui chơi giúp trẻ phát triển tối ưu thể chất và trí não
Hoạt động vui chơi sẽ giúp tăng cường khả năng tập trung, sự chú ý và trí nhớ ở trẻ

Chơi là một trong những cách tự nhiên và thú vị nhất để một đứa trẻ có thể bắt đầu phát triển những kỹ năng chú ý và tập trung. Tất cả chúng ta đều từng thấy một đứa trẻ chập chững mải mê chơi đến nỗi thậm chí không nghe thấy khi bạn gọi tên bé. Sự tập trung này cũng chính là kỹ năng mà một đứa trẻ cần trong những năm sau này để viết một bài luận, lắng nghe một bài giảng, biểu diễn một bản piano…

Tự do vui chơi ngoài trời giúp ích cho sự phát triển thể chất của trẻ

Các trò chơi giác quan – vận động, trong đó dùng cả giác quan và cơ bắp, cho phép trẻ sơ sinh và chập chững biết đi khám phá về cơ thể cùng những khả năng của mình. Trẻ lớn hơn chút thì phát triển nhận thức này thông qua những hoạt động cơ nhỏ (như làm một việc gì đó bằng cả hai bàn tay) và những hoạt động cơ lớn (như đi bộ, chạy và trèo leo).

Việc được chạy nhảy, hít thở bầu không khí thiên nhiên, lắng nghe âm thanh của cuộc sống xung quanh sẽ giúp trẻ cảm nhận âm thanh tốt hơn. Hay chỉ đơn giản như việc cho trẻ chơi với các đồ chơi mang tính vận động như xe đẩy, cầu trượt, xích đu,... cũng là cách tốt để trẻ phát triển thị giác và xúc giác.

Chơi đùa giúp phát triển ngôn ngữ và khả năng đọc viết

Việc chơi đùa cùng những đứa trẻ khác đòi hỏi con bạn phải sử dụng và làm quen với ngôn ngữ. Những đứa nhỏ thường xuyên tham gia chơi, đặc biệt là các trò chơi đóng giả, cho thấy một sự vượt trội trong số từ vựng sử dụng, độ dài câu sử dụng cũng như độ phức tạp của ngôn ngữ mà chúng sử dụng.

Chơi cho phép trẻ nhỏ nói lên những cảm xúc khó khăn của mình

Những cảm xúc mạnh mẽ – mà nhất là những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, ghen tị, lo lắng và sợ hãi – có thể quá sức chịu đựng của trẻ nhỏ. Chơi đùa sẽ mang đến một lối thoát lành mạnh cho việc thể hiện những cảm xúc quá mức và tiêu cực đó, và do vậy bố mẹ rất cần cho con không gian để khám phá mình.


(Sưu tầm)

Vì sao trẻ biếng ăn thường có sức đề kháng kém và chỉ số phát triển trí tuệ (MDI) thấp

Sự biếng ăn của trẻ luôn là nỗi lo lớn nhất của những người làm cha làm mẹ và đồng thời cũng là cơn "ác mộng" đối với các bậc cha mẹ. Không chỉ riêng tại Việt Nam, tình trạng biếng ăn ở trẻ được ghi nhận ở mọi quốc gia trên thế giới, trong đó các bậc cha mẹ ở Trung Quốc phản ánh rằng 17% trẻ từ 2 đến 6 tuổi bị biếng ăn, và các bậc phụ huynh ở Quebec báo cáo rằng hầu như 1/3 (30%) trẻ trước tuổi đi học bị biếng ăn.

>> Bí quyết nuôi dạy trẻ 1-2 tuổi thông minh

Biếng ăn cản trở sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ
Biếng ăn cản trở sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ của trẻ
Biếng ăn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu vi chất cho sự phát triển tối ưu và suy giảm hệ thống miễn dịch của trẻ. Hậu quả dẫn đến là trẻ chậm lớn, dễ bị còi xương và có nguy cơ thiểu năng trí tuệ cao.

Trẻ biếng ăn hấp thụ dinh dưỡng kém hơn

Trẻ biếng ăn thường có khả năng hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng kém hơn do hệ tiêu hóa ít làm việc hơn, cơ chế tiết dịch và enzyme vì thế cũng bị hạn chế. Đặc biệt, khi trẻ biếng ăn, nhiều cha mẹ cho trẻ nhịn ăn nhưng khi trẻ nhịn ăn trong một thời gian, men tiêu hóa không được tiết ra làm cho tình trạng biếng ăn lại càng trầm trọng hơn.

Biếng ăn khiến trẻ thấp còi hơn

Biếng ăn lâu dài khiến trẻ thiếu các chất dinh dưỡng để tăng trưởng cân nặng và chiều cao. Trẻ có nguy cơ còi xương và suy dinh dưỡng cao hơn trẻ bình thường. Theo nghiên cứu cho thấy, trẻ biếng ăn có nguy cơ thua kém 6% – 22% chỉ số khối lượng cơ thể BMI (Body Mass Index). Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, hơn 50% trẻ em Việt Nam bị thiếu vi chất, hiện nay còn khoảng 1/3 trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Mặc khác, trẻ lười ăn có nguy cơ kém thông minh hơn. Chỉ số phát triển trí tuệ MDI (Mental Developmental Index) của trẻ biếng ăn chỉ đạt trung bình 96 điểm, thấp hơn 14 điểm so với mức 110 điểm của trẻ ăn uống bình thường. Như vậy biếng ăn làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và thiểu năng trí tuệ ở trẻ từ những năm đầu đời.

Trẻ biếng ăn có hệ miễn dịch kém hơn

Ngoài ra, trẻ biếng ăn còn bị suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến khả năng đề kháng với bệnh viêm nhiễm rất yếu. Trẻ hay ốm vặt và dễ cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp hơn so với trẻ bình thường đồng trang lứa. Vì hệ tiêu hóa ảnh hưởng tới 70% hệ miễn dịch của trẻ nên khi hệ vi sinh vật trong hệ tiêu hóa bị rối loạn, cơ thể trẻ sẽ rất dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn có hại, đe dọa hệ miễn dịch non nớt của trẻ.


(Tham khảo từ tapchiyduoc.com)

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Các loại thực phẩm giúp trẻ phát triển trí não tối ưu

Cha mẹ nào cũng muốn con mình sinh ra được khỏe mạnh, phát triển toàn diện, cao lớn thông minh. Nhưng để thực hiện được điều đó cần phải có một chế độ chăm sóc thích hợp, cung cấp 1 lượng dinh dưỡng cho trẻ hợp lý. Bài viết này sẽ tư vấn cho mẹ những loại thực phẩm cung cấp dinh dưỡng giúp trẻ thông minh:

>> Nên bổ sung DHA như thế nào để tối ưu trí thông minh của trẻ?
>> Phương pháp tác động hỗ trợ phát triển trí não cho trẻ sơ sinh

Sữa cung cấp nhiều dinh dưỡng giúp phát triển trí não của trẻ
Cha mẹ nên tập cho trẻ uống sữa mỗi ngày
và đúng liều lượng
Uống sữa mỗi ngày:

Cần cung cấp cả về sữa mẹ lẫn sữa công thức, đây chính là nguồn dinh dưỡng cho trẻ đầu tiên rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Sữa mẹ cung cấp, bổ sung dha cho trẻ là nền tảng cấu tạo mô não, tác động đến sự phát triển não bộ của trẻ. Tuy nhiên, để trẻ hấp thu được tốt lượng dha cần thiết thì chế độ ăn của người mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú cần đầy đủ và cân bằng nhằm để đáp bảo cung cấp nguồn sữa tốt nhất cho trẻ.

Vào 6 tháng đầu tiên, bạn nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sau đó tập tập dần bú bình bằng sữa công thức đây cũng là nguồn dha phong phú cho trẻ nhỏ. Do dựa trên hàm lượng dinh dưỡng của sữa mẹ, các nhà sản xuất sữa bột và thức ăn cho trẻ nhỏ đã thêm dha vào sản phẩm của họ, cùng với một axit béo khác là ARA rất cần thiết cho sự phát triển trí thông minh của trẻ khi sữa mẹ đã không còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé sau 6 tháng đầu tiên.

Trứng gà – nguồn dinh dưỡng giúp trẻ thông minh

Trứng gà là thực phẩm rất giàu protein, vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra trứng cũng chưa nhiều dha và lecithin,  không những thúc đẩy sự phát triển của của hệ thần kinh và cơ thể mà còn có thể tiếp thêm sinh lực để não bộ phát triển khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó trong lòng đỏ trứng gà còn có chứa chất choline rất có lợi cho trí nhớ của bé. Do đó, bố mẹ cần bổ sung thêm trứng gà vào khẩu phần ăn của trẻ nhất là vào buổi sáng, đảm bảo chính kỹ và mỗi tuần chỉ nên cho mỗi bé ăn từ 2-3 quả trứng gà.

Thực phẩm giàu chất xơ giúp tăng cường  hệ miễn dịch tiêu hóa cho trẻ
Thực phẩm giàu chất xơ giúp tăng cường
hệ miễn dịch tiêu hóa cho trẻ
Các loại đậu, đỗ, rau xanh

Các loại đậu, đỗ (đậu ván, đậu hà Lan) là những thực phẩm có hàm lượng prôtein, vitamin, các khoáng chất, tinh bột và chất xơ, gaifu năng lượng lớn cung cấp dinh dưỡng cho trẻ thông minh, khỏe mạnh.

Rau xanh là nguồn cung cấp một lượng lớn vitamin tự nhiên, chất xơ dồi dào và rất hữu ích cho sự phát triển bộ não của trẻ. Tuy nhiên, các mẹ không nên chỉ cho bé ăn cố định một vài loại rau củ quả mà thay vào đó nên lựa chọn đa dạng các loại rau để kích thích khẩu vị của các bé và cung cấp nguồn vitamin đa dạng, dồi dào, đẩy đủ cho sự phát triển thể lực và trí óc của trẻ. Đồng thời các mẹ nên chú ý bổ sung thành phần rau củ cho bé ngay trong những bữa ăn dặm đầu tiên để bé làm quen với khẩu vị của rau và không “ngại” ăn rau sau này nhé.

Các loại rau mà các mẹ có thể cho bé ăn thường xuyên, luân phiên nhau bao gồm cà chua, cà tím, bí đỏ, cà rốt, ớt ngọt, ngô… không chỉ là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ dồi dào, trong các thực phẩm này còn chứa hàm lượng lớn các chất chống ôxy hóa, làm khôi phục lại những tế bào hư tổn trong não của trẻ rất hiệu quả.

Thịt bò là thực phẩm tốt cho sự phát triển trí não trẻ

Mà chủ yếu là thịt bò nạc vì thực phẩm này có chứa một lượng sắt và kẽm rất lớn củng cố sự vững chắc và ổn định của não giúp cho trẻ dễ dàng tập trung hơn và tăng cường trí nhớ hiệu quả. Do đó thịt bò rất cần thiết cung cấp dinh dưỡng giúp trẻ thông minh nhất là trong độ tuổi đi học. Với thịt bò mẹ có thể chế biến cho trẻ các món ăn để kích thích khẩu vị, giúp trẻ ăn ngon hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn bao gồm cháo, súp, canh, bò hầm, bò bít tết, bò xào lăn,…

I ốt là dưỡng chất giúp bé thông minh hơn

I ốt là dưỡng chất có ý nghĩa đặc biệt và vai trò quan trọng cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Bạn có thể cho trẻ uống I ốt mỗi ngày theo sự chỉ dẫn của bác sỹ hoặc có thể sử dụng cách đơn giản là nêm muối vào thức ăn của bé. Tuy nhiên, bạn cần cho bé ăn I ốt với một hàm lượng vừa đủ, nếu bé ăn quá nhiều muối sẽ dẫn đến việc ứ đọng, gây phù thủng, rối loạn tim và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.


(Sưu tầm)

Phương pháp tác động thông minh giúp phát triển trí não cho trẻ từ 1-2 tuổi

Ở giai đoạn này, trẻ rất thích sờ mó khám phá mọi thứ xung quanh, thích leo trèo và có thể cầm nắm nhiều đồ vật khác nhau. Dù vốn từ ở tuổi này còn rất ít, trẻ vẫn có thể diễn tả được mong muốn và ý kiến bằng các cử chỉ, điệu bộ và nét mặt.

Phương pháp tác động thông minh giúp phát triển trí não cho trẻ
Trẻ rất thích khám phá mọi thứ xung quanh ở độ tuổi 1-2
Các mẹ có thể tham khảo một số phương pháp tác động thông minh nhằm giúp phát triển tối ưu trí não của trẻ như sau đây:

- Lăn bóng qua lại: Trò này không chỉ vui mà còn giúp tăng khả năng nhận thức sâu, khả năng dõi theo tầm nhìn và phối hợp tay-mắt. Ngoài ra, chơi lăn bóng còn dạy cho trẻ biết khi nào đến lượt mình.

- Khuyến khích con bỏ đúng chỗ và biết phân loại: Chuẩn bị một số rổ, hộp hoặc thùng chứa đầy đồ chơi, chẳng hạn thùng chứa các hình khối, thùng chứa thú bông, thùng chứa xe hơi đồ chơi. Trẻ sẽ thích thú đổ hết ra sàn, phân loại và bỏ lại đúng thùng ban đầu.

- Chơi trò nhập vai: Bạn có thể dùng đồ chơi hoặc thậm chí sử dụng đồ thật. Hãy cùng con giả vờ nói chuyện với nhau qua điện thoại giả, nấu ăn và bán hàng với bộ đồ chơi bếp núc hoặc xây nhà bằng các khối vuông và bộ đồ nghề kìm búa bằng nhựa.

- Khích lệ trí sáng tạo: Chuẩn bị sẵn bút chì sáp và giấy bìa dày để trẻ nguệch ngoạc bất cứ lúc nào bé muốn. (Bạn nên chú ý xem trẻ thuận dùng tay nào hơn; trẻ dùng tay trái hoặc tay phải đều sẽ thể hiện rõ từ năm 2 tuổi). Đất sét hoặc màu vẽ loại bôi lên tay (với sự giám sát của người lớn) cũng là những cú hích trong giai đoạn này.

- Hát những bản nhạc thiếu nhi có thể làm điệu bộ theo: Có rất nhiều bài hát “kinh điển” để bạn chọn, chẳng hạn: Năm ngón tay ngoan, Một con vịt, Bài tập buổi sáng, Cá vàng bơi, Đội kèn tí hon, Rửa mặt như mèo… (dù có thể trẻ chưa biết phân biệt bên trái, bên phải để làm đúng điệu bộ).


(Sưu tầm)

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Phương pháp giúp tối ưu phát triển trí não cho trẻ dưới 1 tuổi

Ngày nay, khoa học đã chứng minh được trí thông minh của trẻ chịu ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý và những tác động từ môi trường bên ngoài. Trẻ em dưới 1 tuổi là nằm trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện khả năng thị lực qua việc làm quen, khám phá và trải nghiệm từ môi trường xung quanh.

>> Phương pháp tác động thông minh giúp phát triển trí não cho trẻ từ 1-2 tuổi
>> Các loại thực phẩm giúp trẻ phát triển trí não tối ưu
>> Cách dùng sữa tươi như thế nào để trẻ hấp thụ một cách tối ưu nhất?
Dùng đồ chơi thông minh để khuyến khích sự sáng tạo ở trẻ
Sử dụng đồ chơi thông minh để khuyến khích sự sáng tạo ở trẻ
Dưới đây là một số phương pháp tác động thông minh giúp phát triển trí não cho trẻ dưới 1 tuổi mà các mẹ có thể chưa biết:

- Gọi tên con: Hãy gọi tên con mỗi khi bạn bước vào phòng hoặc trở về nhà. Trẻ sẽ nhìn quanh quất để tìm xem tiếng của mẹ phát ra từ đâu, và giờ đây trẻ đã biết tên mình.

- Chơi trò nhặt đồ: Khi trẻ đánh rơi đồ chơi, bạn hãy nhặt lên cho con. Có thể sau 6, 7 lần nhặt, bạn sẽ thấy mệt, nhưng đối với trẻ, chuyện này rất vui và mang tính giáo dục: Trẻ sẽ hiểu thêm về nguyên nhân – kết quả.

- Đồ chơi luôn mới mẻ với con: Cách vài ngày, bạn lại tiếp tục thay đổi đồ chơi để mọi thứ luôn mới mẻ cho trẻ khám phá. Dĩ nhiên bạn không cần lúc nào cũng sắm đồ chơi mới, chỉ cần luân phiên thay đổi là được. Chọn đồ chơi mềm để trẻ dễ cầm (như thú bông chẳng hạn), đồ chơi có nhạc (ví dụ chuông hay trống lục lạc, miễn là các chi tiết nhỏ của đồ chơi phải an toàn để trẻ không nuốt phải), bóng mềm, đồ chơi hình lập phương (ở giai đoạn này trẻ có thể tự cầm) và đồ chơi bằng nhiều chất liệu khác. Các hình khối vuông vức và bộ chuông cũng là lựa chọn thích hợp.

- Làm điệu bộ trước gương: Bế trẻ đứng trước gương và làm các kiểu mặt vui nhộn. Chú ý xem trẻ có sờ hình ảnh phản chiếu của bạn không – hoặc có thể đến giai đoạn này, trẻ đã nhận ra đó chỉ là bóng của mẹ. Gương dạy cho trẻ biết về mối quan hệ không gian.


(Nguồn: EnfaA+)

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Làm thế nào để phát triển khả năng xử lý tình huống ở trẻ

Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người mắc sai lầm khi cho rằng trẻ con, nhất là trẻ dưới 1 tuổi thì chưa hình thành hay biểu hiện khả năng xử lý và giải quyết vấn đề. Những năm gần đây, nhiều nhà khoa học đẵ chứng minh được rằng khả năng xử lý tình huống được xem là thước đo đánh giá trí thông minh của trẻ; và ngay từ năm đầu tiên, trẻ đã hình thành khả năng giải quyết vấn đề từ những biểu hiện đơn giản như: tập trung, lắng nghe, biểu hiện nét mặt...


Trẻ học cách xử lý vấn đề qua những trò chơi trí tuệ
Trẻ học cách xử lý vấn đề qua những trò chơi kích thích trí tuệ
Trước hết, cha mẹ cần hiểu rằng phần não trước của trẻ là nơi tổng hợp quy trình xử lý tình huống của trẻ thông qua sự tập trung -  ghi nhớ - suy nghĩ, phân tích - đặt kế hoạch - xử lý vấn đề một cách có hiệu quả. 

Nói một cách nôm na, đó là phần não trước có nhiệm vụ cất giữ thông tin và khi cần phân tích sẽ mang những thông tin thích hợp ra sử dụng. Do đó, chế độ dinh dưỡng tốt là yếu tố quan trọng đối với việc hình thành các tế bào não của phần não trước. Để sự học hỏi tiếp thu của trẻ tốt, trẻ cần phải được hấp thụ những dưỡng chất giúp nâng cấp não bộ phù hợp với từng giai đoạn phát triển, đặc biệt là DHA. 
Chọn sữa DHA để phát triển trí não toàn diện cho trẻ
Chọn sữa bổ sung DHA để phát triển trí não toàn diện của trẻ
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (FAO/WHO), trẻ nhỏ cần được bổ sung hàm lượng DHA mỗi ngày là 17mg DHA/100kcal; và đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên thì hàm lượng đúng DHA cần được bổ sung là từ 75mg/ngày. Bên cạnh đó, để quy trình tập trung, ghi nhớ và xử lý tình huống của trẻ được thuận lợi, các bậc phụ huynh cần chú ý bổ sung ARA, Choline, Protein, Sắt, Kẽm, Iod, Acid Siallic, Taurine và Vitamin nhóm B vào chế độ dinh dưỡng của trẻ.

Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, cha mẹ cũng nên dành nhiều thời gian để chơi, trò chuyện với trẻ, từ đó, kích thích trẻ phát triển tốt nhất những kỹ năng, khả năng xử lý và giải quyết vấn đề ngay từ những năm tháng đầu đời, từ đó, giúp trẻ phát triển trí tuệ.

Và cha mẹ cũng cần lưu ý rằng, việc kích thích sự phát triển khả năng xử lý tình huống của trẻ phải dựa trên các mốc phát triển trí não theo độ tuổi. Ví dụ như: trẻ dưới 4 tháng tuổi, bạn hãy tạo nơi an toàn và thân thiết cho bé, đặt bé ở nơi bé có thể nhìn thấy mọi người và mọi vật xung quanh. Đặt bé nằm ngửa cho tay chân bé cử động thoải mái, để bé tự khám phá chơi với bàn tay, bàn chân của mình... Nhưng với bé lớn hơn, từ 8- 12 tháng, bạn hãy dùng lời diễn tả để nói chuyện khi chơi với trẻ; sắp đặt một góc nhà hoặc "giang sơn" riêng cho bé thoải mái nhưng ấm cúng phù hợp, bé có thể bò vào trong, chui ra ngoài hoặc nấp vào đó quan sát những gì bé muốn; hát những bài hát quen thuộc, trẻ sẽ thích thú nhìn cũng như vỗ tay nhún nhảy theo điệu nhạc.


(Nguồn: Tổng hợp từ EnfaA+ và Bvbachmai)

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Phương pháp tác động hỗ trợ phát triển trí não cho trẻ sơ sinh

Sự phát triển trí não của bé là điều đặc biệt quan trọng, nếu bạn cảm thấy việc đó vô cùng trọng đại thì các chuyên gia cho rằng bạn chỉ cần làm những gì mà các ông bố bà mẹ khác đã làm hàng ngàn năm qua: Ẵm bồng, nhìn và trò chuyện với bé, hát cho bé nghe, và hãy cho bé những thứ bé cần.


Phương pháp tác động giúp phát triển trí não cho trẻ sơ sinh
Dưới đây là một số phương pháp tác động thông minh các mẹ có thể áp dụng cho con mình:

- Tương tác đúng thời điểm: Bạn cần chú ý trẻ thường thức dậy chơi vào lúc nào trong ngày. Đây là lúc trẻ tập trung quan sát mọi thứ xung quanh và chú ý đến giọng nói của mẹ. Tương tác với trẻ vào thời điểm này là tốt nhất.

- Thường xuyên nhìn vào mắt trẻ: Trẻ sơ sinh rất thích nhìn khuôn mặt của những người thân yêu. Khi trẻ thức giấc và ngọ nguậy trong nôi, bạn hãy nhìn vào mắt trẻ ở khoảng cách 20 – 30cm. Trong những tuần đầu khi mới chào đời, đây là khoảng cách lý tưởng để trẻ có thể nhìn thấy bạn. Khoảng cách này được ước lượng bằng với khoảng cách từ khuôn mặt bạn đến khuôn mặt trẻ khi bạn bế trẻ trên tay.

- Treo đồ chơi trên nôi: Bạn nên chọn loại có hình dáng vui mắt và màu sắc tương phản cao (chẳng hạn đen, trắng, đỏ). Giai đoạn này, khả năng nhìn các họa tiết của trẻ đang phát triển. Các món đồ chơi treo trên nôi sẽ có tác dụng kích thích

Dỗ yên để trẻ không giật mình: Nếu con bạn dễ bị giật mình, hãy quấn trẻ bằng một chiếc chăn mềm mại. Sự ấm áp sẽ dỗ yên trẻ, cho trẻ cảm giác như đang ở trong bụng mẹ và cảm thấy an toàn hơn.


(Nguồn tham khảo: EnfaA+)

Những cách giúp trẻ rèn luyện trí não tăng cường thông minh cho trẻ

Những năm tháng đầu đời của trẻ, đặc biệt là giai đoạn 2-4 tuổi, sự tiếp thu của bé về môi trường xung quanh sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển sau này của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần hết sức chú ý đến mọi thứ có thể tác động đến nhận thức của trẻ. 

>> Cách dùng sữa tươi như thế nào để trẻ hấp thụ một cách tối ưu nhất?
>>  Chơi đùa cùng trẻ sẽ giúp trẻ thông minh hơn
>>  Tăng khả năng hấp thu dưỡng chất cho trí não của trẻ


Để trẻ phát triển toàn diện, ngoài việc phải bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ phát triển trí não, thể chất thì còn phải giúp bé phát triển tư duy bằng các phương pháp, công cụ hỗ trợ như đồ chơi, nhạc cụ,… 

Trong giai đoạn này, khả năng thích ứng, tiếp thu của trẻ là tốt nhất, nếu bé được hỗ trợ để chủ động trong tư duy, hoạt động thì sẽ cực kỳ tốt cho sự trưởng thành của bé. Dưới đây là một số phương pháp mà cha mẹ nên áp dụng để giúp bé có được sự phát triển tối ưu:


-         Dùng màu sắc: theo nhiều nghiên cứu, màu sắc có tác động đến não bộ và phản ứng của con người. Trẻ nhỏ cực kỳ nhạy với màu sắc, vì vậy bé rất dễ bị thu hút bởi những vật dụng, đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, đặc biệt là màu đỏ và màu vàng, những màu có tác động đến não bộ, kích thích mạnh mẽ đến vị trí các dây thần kinh điều khiển trí nhớ, và linh hoạt hơn. Bố mẹ có thể cho bé chơi những khối xếp hình nhiều màu, vừa giúp bé phát triển khả năng tư duy, tổng hợp, vừa phát triển khả năng ghi nhớ, đồng thời giúp bé trở nên năng động hơn.

-          Âm nhạc: có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của não bộ con người, đặc biệt thể loại Baroque giúp tăng cường trí nhớ, sự tập trung cao độ. Đối với trẻ nhỏ, khả năng tiếp thu rất tốt và rất nhạy với âm thanh, vì vậy nên dùng âm nhạc để kích thích não bộ của bé phát triển.

-         Trò chuyện: Bạn có biết bé rất thích được trò chuyện, hãy ít thời gian mỗi ngày lắng nghe bé nói, bé kể hay bé hỏi về những thứu xung quanh. Có thể những câu hỏi ngây ngô của bé sẽ làm bạn bực mình nhưng hãy tập làm quen, hòa nhập vào thế giới của bé. Khi bé kể chuyện, không cần phải đáp lại nhiều, bạn chỉ cần nói: “vậy à”, “ồ”, “ừm”,… với sự quan tâm sẽ có thể làm bé thích thú vì được lắng nghe. Việc bé trò chuyện nhiều sẽ tăng cường khả năng ngôn ngữ, giúp trẻ tự tin và phát triển khả năng giao tiếp.

-         Vận động: Trẻ nhỏ muốn cứng cáp, khỏe mạnh thì ngoài chú trọng đến chế độ dinh dưỡng thì cha mẹ còn cần tập cho bé vận động nhiều. Bằng việc cho tập cho bé tự đi bộ khi đi chơi, dạo công viên, dạy bé múa hát, chạy nhảy,… những hoạt động đó không chỉ giúp bé tăng cường sức khỏe mà những gì bé tiếp xúc sẽ kích thích sự tò mò và khả năng học hỏi của trẻ, nhờ đó kích thích não bộ vận động.

-         Sách: Trẻ ở giai đoạn này chưa biết đọc nên bạn nên cho bé tiếp xúc với những cuốn truyện bằng hình ảnh, bạn vừa kể chuyện vừa cho bé xem hình sẽ kích thích tư duy và khả năng học hỏi của bé rất tốt, hình ảnh đầy màu sắc sẽ tăng cường sự tập trung và khả năng ghi nhớ. Cho bé xem những cuốn sách của bố mẹ, dù bé không đọc được nhưng trong tiềm thức của mình, hình ảnh những cuốn sách dần được ăn sâu, điều đó rất quan trọng trong việc tạo hứng thú về sách cho trẻ. Việc tiếp xúc với con chữ sớm đồng thời còn giúp trẻ nhanh biết đọc, biết viết, tăng cường năng lực ngôn ngữ.

   Việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ sẽ giúp tạo nền tảng vững chắc giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, nhưng để đảm bảo sự phát triển toàn diện thì cần chú trọng các tác động từ môi trường bên ngoài, ngăn chặn những tác động xấu, và dùng những phương pháp tích cực để dạy bé một cách tự nhiên nhất, giúp bé chủ động trong tư duy, hành động, có những nhận thức tốt nhất về môi trường bên ngoài và thông minh hơn.

(Tổng hợp)

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Nuôi dưỡng trí thông minh và phát triển kỹ năng tư duy sớm cho trẻ

Sau gần một thế kỷ phát triển, ngành nghiên cứu trí thông minh đã tiến những bước rất xa. Theo đó, khoa học đã nhận thức ra trí thông minh không chỉ đơn thuần là cái gì "trời cho ai nấy được" mà còn bao gồm kết quả của học tập, rèn luyện. 


Và tư duy là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong đời sống con người. Vì vậy, dù trẻ đang ở độ tuổi nào thì bạn cũng cần quan tâm đặc biệt đến việc phát triển khả năng tư duy của trẻ.

Để có được kết quả học tập xuất sắc ở trường, nhu cầu dinh dưỡng của con bạn phải luôn được quan tâm và đáp ứng đầy đủ. Sức khỏe tốt giúp trẻ phát huy tối đa mọi tiềm năng của mình trong môi trường học tập. Dưới đây là 2 cách giúp tối ưu trí thông minh và rèn luyện kỹ năng tư duy cho trẻ:

 - Cách thứ nhất là thông qua các chương trình đào tạo tư duy được thiết kế khoa học và có hệ thống nhằm định hướng và tập thói quen tư duy cho trẻ. Sáu chiếc nón tư duy, CoRT, tư duy định hướng... là những chương trình tiêu biểu được nhiều trường học trên thế giới chính thức đưa vào giảng dạy nhằm tạo nền móng tư duy vững chắc cho học sinh. Chương trình rèn luyện nếp suy nghĩ tích cực, hạn chế suy nghĩ nông cạn và hời hợt, ra những quyết định đúng đắn để giải quyết những vấn đề xảy ra ở nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội.

  - Cách thứ hai khá phổ biến hiện nay là cho trẻ học phương pháp tư duy thông qua các môn học chính như ngoại ngữ, toán, khoa học tự nhiên, địa lý, lịch sử. Và việc học tư duy như thế sẽ giúp trẻ hiểu sâu về những môn học đó.

Suy cho cùng, bạn nên cho trẻ học kỹ năng tư duy ở bất kỳ lứa tuổi nào và học càng sớm càng tốt vì khả năng trí tuệ đã có được từ khi sinh ra đến lúc mất đi và bởi vì không có một điều kỳ diệu nào có thể làm chúng ta trở nên thông minh hơn nếu chúng ta không được đào tạo và rèn luyện từ khi còn bé. Các nhà nghiên cứu trí thông minh tập trung vào hai giai đoạn phát triển đặc biệt của bộ não: giữa 6-8 tuổi và giữa 12-14 tuổi. Họ cho rằng đây là thời điểm chính để can thiệp và bồi dưỡng tư duy và họ cũng tin rằng sau khi bộ não đã gần như trưởng thành ở tuổi 16 thì việc thay đổi tư duy để tiếp nhận cái mới sẽ càng khó khăn.


(Nguồn: PDP - Thinking School)


Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

6 cách đơn giản giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển trí thông minh nhanh nhất

Khi trẻ bắt đầu nhận thức được về cuộc sống, trí tuệ của trẻ phát triển tốt hầu hết là nhờ việc khơi gợi từ cha mẹ, cách chăm sóc và chỉ bảo của cha mẹ sẽ là động lực và phương pháp giúp con phát triển một cách tốt nhất.

Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số phương pháp giúp con mình phát triển trí thông minh:

Chơi những trò chơi kích hoạt não


Như xếp hình, cắt dán, tô màu, vẽ, tạo hình các con vật từ các vật liệu như củ quả, lá cây, phân biệt màu sắc, hình dạng, kích thước, so sánh phân loại con vật, đồ vật theo đặc điểm, suy luận “nếu… thì…”, suy luận nhân quả.

Tất cả những trò chơi này đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành khả năng tư duy, giúp trẻ phát triển các dạng thức thông minh khác nhau. Cha mẹ cần tạo cảm xúc tích cực trong khi chơi, và chuyển trò khác khi bé tỏ ra chán.

Trò chơi ngôn ngữ

Xếp một nhóm chữ cái thành những cái tên có ý nghĩa (ví dụ tên con vật, quả, tên người...). Trò này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ. Nhờ sự trợ giúp của cha mẹ, trẻ sẽ biết cách diễn tả những từ vựng, thành ngữ... Một cách khác là kể chuyện, đọc thơ, nhìn tranh tưởng tượng thành câu chuyện.

Trò chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt

Sử dụng bữa ăn tối như là thời điểm để nói và lắng nghe. Thông qua đó, trẻ sẽ học được hầu hết mọi thứ từ cha mẹ, cảm thấy được lắng nghe và được đánh giá tốt, nhờ thế trẻ sẽ thông minh hơn. Cha mẹ có thể kể cho trẻ nghe về ngày làm việc của mình, thảo luận về những sự kiện (chẳng hạn sinh nhật bé, học ở trường như thế nào...), thậm chí có thể thảo luận về một bài báo, một bức tranh.

Cho trẻ học nhạc

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng học nhạc có thể tăng thành tích học tập của trẻ. Nếu con bạn có hứng thú học tập với một dụng cụ âm nhạc nào, hãy khuyến khích bé học.

Dã ngoại
Hướng cho trẻ vào các tình huống kích thích các cảm xúc tích cực. Tổ chức cho trẻ các chuyến đi tới viện bảo tàng, vườn thú, công viên, siêu thị, đi về quê, picnic, dã ngoại, ra sân bay... Khuyến khích trẻ nói về những gì chúng nhìn thấy, cảm nhận trước, trong và sau những chuyến đi đó. Chính ngôn ngữ và xúc cảm là “bệ phóng” để phát triển tư duy.

Chế độ dinh dưỡng

Một đứa trẻ được nuôi dưỡng tốt và có sức khỏe sẽ có bộ óc khỏe mạnh, cũng như mức độ tập trung tốt hơn. Thức ăn cho trẻ nên có một số thực phẩm rất tốt cho não: Các loại cá - ít nhất là 2 bữa một tuần, các loại hoa quả tươi, sữa, trứng, rau xanh, thịt ít mỡ... Không bao giờ được để trẻ đến trường mà trong dạ dày chưa có gì. Bữa ăn sáng cho trẻ nên có nhiều hydratcarbon như bánh mì hay ngũ cốc.

(Sưu tầm)

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Cách dùng sữa tươi như thế nào để trẻ hấp thụ một cách tối ưu nhất?

Hiện nay, sữa tươi được được sử dụng phổ biến vì mùi vị hấp dẫn, tiện lợi, đặc biệt chứa nhiều dưỡng chất giúp trẻ tăng chiều cao, cân nặng hiệu quả. Tuy nhiên, uống sữa không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe và sự phát triển trí thông minh của trẻ. 

>> Các loại thực phẩm giúp trẻ phát triển trí não tối ưu
>> Nên bổ sung DHA như thế nào để tối ưu trí thông minh của trẻ?>> 6 cách đơn giản giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển trí thông minh nhanh nhất

Bởi theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, sữa tươi chỉ thật sự phù hợp đối với trẻ đã hơn 1 tuổi. Nguyên nhân là vì sữa tươi có hàm lượng đạm, can-xi và phốt-pho cao, nếu cho trẻ dưới 1 tuổi uống sẽ  dễ có nguy cơ bị quá tải thận. Nếu tình trạng này kéo dài có thể làm trẻ có nguy cơ bị cao huyết áp, béo phì ở tuổi trưởng thành.

Để tránh những sai lầm có thể gặp khi cho trẻ dùng sữa tươi, cha mẹ cần lưu ý những nguyên tắc dưới đây:

Thời điểm

Phương pháp giúp trẻ hấp thụ dinh dinh dưỡng một cách tối ưu
Theo các nhà khoa học, sữa tươi có ít sắt, nghèo vi lượng nên trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt, thiếu vi lượng nếu sử dụng sữa tươi như thực phẩm chính. Điểm cần lưu ý là trước bữa ăn chính 2 giờ thì không nên cho trẻ uống sữa tươi cũng như các thức ăn lặt vặt khác vì có thể làm bé no và biếng ăn khi vào bữa. Chỉ nên cho trẻ uống sau bữa ăn từ 1-2 giờ.

Số lượng
Chỉ nên bổ sung sữa tươi vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ trên 1 tuổi, tốt nhất là trẻ trên 2 tuổi với liều lượng khoảng 200-300ml/ngày. Trẻ nên được xen kẽ những loại sữa công thức (dạng bột pha hay dạng pha sẵn) vì đã được bổ sung sắt, kẽm, vi chất… cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ theo các lứa tuổi.
Sữa tươi rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ

Với trẻ 2-3 tuổi trở lên, có thể cho trẻ uống lượng sữa tươi nhiều hơn, vì lúc này chế độ ăn đa dạng sẽ giúp trẻ nhận đủ các dưỡng chất và trẻ có khả năng tiêu hóa, hấp thu các thức ăn tốt hơn. Còn đối với thiếu niên, có thể sử dụng sữa tươi thay sữa bột, đảm bảo tổng lượng sữa từ 500-700ml/ngày. Ngoài ra kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất.

Loại sữa

Chọn loại sữa phù hợp với sức khỏe của trẻ
Đối với trẻ dưới 2 tuổi, nếu uống sữa tươi nên chọn sữa nguyên kem, không nên chọn sữa tách béo (trừ khi có chỉ định của bác sĩ) vì lúc này não cần chất béo để phát triển. Trẻ trên 2 tuổi nếu đã thừa cân béo phì thì nên dùng sữa tách béo một phần hoặc toàn phần.

Nếu trẻ đã đủ cân nặng, nên chọn sữa không đường để giảm bớt lượng đường hấp thu nhanh trong khẩu phần vì không có lợi cho sức khỏe. Nếu uống sữa có đường thì sau khi uống nên súc miệng để tránh bị sâu răng, bởi vì đường sẽ bám trên men răng và bị các vi khuẩn sử dụng, sinh ra acid gây hỏng men răng.

Các chế phẩm làm từ sữa tươi như yagourt, váng sữa, phô mai, thường được các bà mẹ sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng ở mức vừa phải, giúp trẻ làm quen với nhiều mùi vị và đa dạng hóa thức ăn, nếu sử dụng nhiều thì hiệu quả tương tự uống nhiều sữa tươi.